Khoảng trống miễn dịch ở trẻ 6 tháng – 3 tuổi
Trong giai đoạn từ ăn dặm cho đến khi được 3 tuổi trẻ rất dễ bị ốm với tần suất dày khiến nhiều bố mẹ phải đau đầu, lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bé đang trải qua giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Vậy khoảng trống miễn dịch là gì và cha mẹ phải làm thế nào để bảo vệ và “lấp đầy” khoảng trống đó ở trẻ?
1. Tìm hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ
Khoảng trống miễn dịch có lẽ là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều bố mẹ, tuy nhiên đây lại giai đoạn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
Khi chào đời, trong cơ thể trẻ đã tồn tại sẵn các kháng thể IgG từ mẹ truyền qua cho con trong quá trình mang thai. Sau đó, các bé vẫn tiếp tục nhận được các kháng thể này qua sữa mẹ theo cơ chế tiếp nhận miễn dịch tự nhiên thụ động, giúp bảo vệ trẻ tránh được các bệnh nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời.
Tuy nhiên, kháng thể IgG sẽ bắt đầu giảm rất nhanh sau 6 tháng. Từ 6 tháng tuổi trở đi cũng là độ tuổi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Thời gian bú mẹ và kháng thể trong sữa mẹ đều suy giảm trong khi đó phải qua 3 tuổi thì hệ thống miễn dịch chủ động của trẻ mới hoàn thiện, có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Như vậy trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi cho đến khi trẻ được 3 tuổi là giai đoạn hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu tạo thành “giai đoạn khoảng trống miễn dịch”.
Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, trẻ có thể gặp vài rắc rối với sức khỏe.
2. Những vấn đề sức khỏe trẻ hay gặp trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi
Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, trẻ có thể gặp vài rắc rối với sức khỏe.
- Thứ nhất: Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, miễn dịch thụ động từ mẹ chuyển sang bé đã giảm sút mà bản thân trẻ lại chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch chủ động để tự bảo vệ cho mình. Do đó trong độ tuổi này, trẻ trở nên rất nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài, dẫn đến việc thường xuyên mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, hoặc dị ứng …
- Thứ hai: Bên cạnh sự suy giảm sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này, là sự gia tăng tiếp xúc môi trường bên ngoài (trẻ bắt đầu biết lẫy, bò, biết đi… khám phá thế giới bằng tất cả các giác quan…). Đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể trẻ dẫn đến các bé rất dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, bé có thể gặp phải tình trạng hệ miễn dịch suy giảm, hệ tiêu hóa kém hấp thu, thấp còi và kém phát triển trí não.
Trên thực tế, việc giúp trẻ trải qua “khoảng trống miễn dịch” sẽ rất đơn giản, chỉ cần mẹ hiểu đúng, đủ về giai đoạn này và xây dựng cho trẻ những thói quen bảo vệ sức khỏe. Sau đây, chúng tôi mang đến cho các mẹ bỉm sữa một vài giải pháp hữu ích:
- Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất đầy đủ để bé phát triển mà còn là nguồn cung cấp kháng thể dồi dào, bao gồm kháng thể IgG(i giê giê), IgA(i giê A),… tạo thành hàng rào tự nhiên giúp trẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Kể cả khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì cho bé dùng sữa mẹ, đừng vì công việc bận rộn mà bắt trẻ cai sữa quá sớm.
- Trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có sự tiếp xúc, khám phá với thế giới bên ngoài. Vì vậy việc giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, không ô nhiễm, không khói thuốc lá,… cũng là việc rất quan trọng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho các bé để tránh nguy cơ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng hợp lý là cách xây dựng cho trẻ một hàng rào miễn dịch tự thân, chế độ ăn dặm của trẻ là tối ưu khi cân đối được các nhóm chất: chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các vi chất và vitamin như: A, D, C, kẽm, sắt, selen, canxi,… đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện. Các mẹ nên lưu ý bổ sung các vi chất này trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất là từ thức ăn, tuy nhiên không phải tất cả bé đều hấp thụ tốt và đủ lượng cần theo khuyến cáo, khi đó cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin A, C, D, kẽm, sắt, selen… để giúp con ăn ngon, tăng cường sức đề kháng.
Cho dù bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua thực phẩm hay thực phẩm chức năng cha mẹ đều cần bình tĩnh và kiên trì. Đặc biệt khi sử dụng dùng thực phẩm chức năng nên có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng, không cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại sản phẩm khác nhau.
Leave a Reply