Khoảng trống miễn dịch và “thời điểm vàng” để bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ
Sữa mẹ rất giàu các kháng thể, đặc biệt trong sữa non và những tháng đầu sau sinh. Khi mẹ cai sữa cho con, trẻ không còn nhận được nguồn kháng thể từ mẹ và hệ miễn dịch tự thân của trẻ vẫn đang trong giai đoạn học hỏi để hoàn thiện.
Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được hỗ trợ gia tăng sức mạnh, cũng như nhanh chóng hoàn thiện. Trẻ khỏe mạnh, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp quá trình tăng trưởng và phát triển tốt. Nếu như được bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ, bé sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Tăng cường giai đoạn khoảng trống miễn dịch
Không phải tự nhiên sữa mẹ được ví như những “giọt ngọc”. Thông qua nguồn sữa, cơ thể người mẹ dành cho con những gì tinh túy nhất. Sữa không chỉ cung cấp dưỡng chất, đó còn là cả một “đội quân” kháng thể của mẹ truyền cho con. Đội quân ấy bao gồm kháng thể IGG, IgA và các yếu tố diệt khuẩn bạch cầu, protein bổ thể, lysozym và lactoferrin…
Các kháng thể trong sữa mẹ sẽ tạo thành “hàng rào tự nhiên” giúp cơ thể của trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh. Đây là điều kỳ diệu của tạo hóa giúp người mẹ bảo vệ con khi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm thích hợp để trẻ làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Đó cũng là cơ hội cho hệ miễn dịch tiêu hóa của trẻ học hỏi và làm quen với các tác nhân mới. Bên cạnh đó, 6 tháng cũng là thời điểm mẹ phải quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Do đó việc cho con bú ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dù bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể của bé nhưng giai đoạn này, sữa mẹ vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể non nớt của trẻ. Sữa mẹ tiếp tục giúp con “gia cố” hàng rào bảo vệ trước những dị nguyên, yếu tố gây bệnh.
Khi trẻ cai sữa sẽ phải đối mặt với nhiều nguyên nhân gây bệnh nếu không được bổ sung đề kháng kịp thời và đúng cách (Ảnh minh họa)
Vì nhiều nguyên nhân, phần lớn trẻ được cai sữa khi được 1 tuổi, hoặc thậm chí sớm hơn trước đó. Lúc này, hệ miễn dịch tự thân của trẻ phải chủ động do không được “trợ cấp” nguồn kháng thể dồi dào và tuyệt vời từ mẹ. Kháng thể từ mẹ truyền qua không còn, hệ miễn dịch tự thân đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do đó giai đoạn này ở trẻ còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Đây chính là khe hở khiến cơ thể của trẻ dễ bị tấn công bởi các kháng nguyên như vi khuẩn, virus, dị nguyên…
Mất một thời gian khá dài, khi trẻ lên 3 – 4 tuổi thì cơ thể trẻ mới tự sản xuất được các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế, việc bổ sung đều đặn các vitamin, dưỡng chất hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều này giúp hệ thống miễn dịch của trẻ được củng cố, nhanh chóng hoàn thiện lấp đầy khoảng trống miễn dịch. Như vậy trẻ mới khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể lực và thông minh hơn, ít đau ốm bệnh tật.
Sai lầm của cha mẹ sau cai sữa khiến con chậm lớn, hay bệnh
Sau khi bị “cắt viện trợ” là nguồn kháng thể từ sữa mẹ, cơ thể trẻ phải vừa tự lực chống chọi lại những tác nhân gây hại, đồng thời đòi hỏi nguồn dinh dưỡng đáp ứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của cơ thể. Do đó cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề, nhu cầu của trẻ để hỗ trợ con kịp thời và đúng cách.
Tuy nhiên, thông qua công việc thăm khám cho trẻ của các bác sĩ Nhi khoa, cho thấy không ít hành động sai lầm của cha mẹ khiến trẻ chậm lớn, còi cọc.
Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm. Trẻ làm quen dần với các dạng thức ăn mới song song với việc tiếp tục bú mẹ trong giai đoạn chuyển tiếp. Không ngừng sữa mẹ đột ngột và chuyển ngay sang chế độ dinh dưỡng mới hoàn toàn.
Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chứ chưa quan tâm bổ sung các chất như thế nào, bao nhiêu là cân đối. Chính vì thế, có những dưỡng chất trẻ rất đủ mà có những yếu tố lại thiếu trầm trọng. Việc mất cân bằng này ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển của trẻ.
Cuộc sống bận rộn nên cách chăm con của không ít bà mẹ cũng… chớp nhoáng theo. Thay vì tự nấu cho con những món ăn phù hợp, nhiều cha mẹ “chiều” con bằng những món ăn nhanh, đồ ăn vặt… để trừ bữa. Muối, chất béo xấu làm tăng triglyceride và cholesterol LDL… không những khiến trẻ không dung nạp đủ các dưỡng chất cần thiết mà còn khiến trẻ bị thể trạng béo phì.
Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch đúng cách cho trẻ?
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và theo đúng lịch tiêm chủng của Bộ Y tế là yêu cầu bắt buộc để trẻ có được những kháng thể cần thiết, tránh nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm.
Dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết chính là chìa khóa để bổ sung sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn miễn dịch bị thiếu hụt (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày cũng là cách xây dựng cho trẻ một hàng rào miễn dịch tự thân. Một chế độ ăn hợp lý cần cân đối các nhóm chất: Đạm-tinh bột/đường-béo-vitamin và khoáng chất. Chất đạm có thể bổ sung bằng cách thông qua thực phẩm từ sữa, cá, thịt, các loại đậu đỗ và trứng.
Bên cạnh đó, việc tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cũng vô cùng quan trọng. Có đến 90 loại vi chất khác nhau cần trong sự phát triển của trẻ, cũng như hỗ trợ hoàn thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ. Đó là vitamin: A, D, C và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen, canxi, magie… Giai đoạn này, trẻ cần lượng vitamin A khoảng 400mcg/ngày. Nhu cầu về vitamin D tối thiểu là 600 IU/ngày, khoảng 1.000 IU/ngày. Trong khi đó nhu cầu vitamin C của trẻ dưới từ 1-6 tuổi là 30mg/ngày.
Sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành protein, tạo sự miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7mg/ngày. Có thể bổ sung sắt cho trẻ thông qua: Thịt (đặc biệt là thịt đỏ), gan động vật (không nên ăn quá nhiều để tránh bị dư vitamin A), trái cây sấy khô, ngũ cốc, đậu nành, các loại rau màu xanh.
Kẽm giúp vận chuyển calci vào não, thiếu kẽm sự vận chuyển ấy bị trở ngại, dễ sinh ra cáu gắt. Kẽm còn góp phần điều hòa các chức năng hệ nội tiết. Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng, insulin, thymulin… cùng với vitamin A, E, B6… làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi.
Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12…) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Mỗi một loại vitamin đóng một vai trò khác nhau nhưng chúng đều tham gia hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể và giúp “phân luồng” tâm lý cho trẻ, chống lại những tâm trạng tiêu cực. Nhu cầu vitamin B1 đáp ứng cho cơ thể giai đoạn sau cai sữa phải đạt 0,40mg/1.000kcal, vitamin B2 đạt 0,5 mg…
Natri i-odid (I-ốt) cũng là dưỡng chất không thể thiếu trong sự phát triển đầu đời của trẻ. Trẻ em thiếu I-ốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động và phát triển của cơ thể. Ví dụ như khiến trẻ chậm lớn, nói ngọng, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg/ngày.
Ngoài ra, cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ, cách tốt nhất là cung cấp từ thức ăn cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều hấp thụ tốt hoặc sẽ ăn uống Được đủ lượng cần theo khuyến cáo. Hoặc cha mẹ quá bận bịu nên chưa đảm bảo được thực đơn bữa ăn của trẻ theo tiêu chuẩn. Đó cũng các nguyên nhân khiến trẻ thiếu một số vi chất, ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch.
Trường hợp này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch. Đó là những sản phẩm có chứa vitamin A, C, D, kẽm, sắt, selen…
Leave a Reply