1 lọ Upgro dùng được trong bao lâu?

Câu hỏi:

Mình đang muốn mua 1 lọ multivitaminUpgro để sử dụng cho bé 1,5 tuổi, biếng ăn. Với độ tuổi của bé thì sử dụng liều như thế nào? Và 1 lọ Upgro dùng được trong bao lâu? (Thanh Hằng, Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm multivitamin Upgro – Đề kháng khỏe, trẻ ăn ngon. Không rõ tình trạng biếng ăn của bé đã diễn ra trong bao lâu và bé đã được thăm khám để tìm ra nguyên nhân của tình trạng biếng ăn hay chưa? 

Với trường hợp bé nhà mình, con đã 1,5 tuổi. Nguyên nhân gây biếng ăn có thể do sự thay đổi về sinh lý như mọc răng khiến con bị đau và không muốn ăn, hoặc nguyên nhân về bệnh lý như bị bệnh về đường tiêu hóa, vừa mới ốm dậy… Bạn có thể trao đổi cụ thể với dược sĩ nhãn hàng về tình trạng của bé để được tư vấn phương pháp cải thiện phù hợp.

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng.

Tình trạng biếng ăn, kén ăn ở trẻ nhỏ khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt vi chất, đặc biệt là vitamin. Vì vậy, việc sử dụng multivitamin Upgro là cần thiết nhằm 2 mục đích. Đó là bù đắp lượng vitamin thiếu hụt và cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

1 lọ Upgro dùng trong bao lâu?

Multivitamin Upgro là sản phẩm có thành phần tiêu chuẩn quốc tế, đã được kiểm định kỹ lưỡng an toàn cho trẻ. Upgro dùng được cho trẻ ở mọi lứa tuổi.

Liều dùng Upgro theo độ tuổi:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Ngày 1 lần một nhát xịt vào buổi sáng.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: ngày 2 lần vào buổi sáng, trưa, mỗi lần một nhát xịt.
  • Trẻ từ 7-9 tuổi: ngày 2 lần vào buổi sáng, trưa, mỗi lần một nhát xịt.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành: ngày 4 lần vào sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ. 

Với multivitamin Upgro, bé 1,5 tuổi cần sử dụng 1 nhát xịt/ngày vào buổi sáng. Sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng ngay sau bữa ăn. Như vậy, một lọ Upgro bé sẽ dùng được trong 4 tháng. Tuy nhiên, hạn sử dụng sau khi mở nắp sản phẩm là 3 tháng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng kết hợp cho anh/chị trong gia đình, hoặc ba mẹ sử dụng cùng bé để không bị lãng phí sản phẩm. 

Hướng dẫn sử dụng vitamin tổng hợp Upgro

Upgro là sản phẩm bổ sung multivitamin dạng xịt. Trước khi sử dụng, bạn hãy lắc đều lọ Upgro, sau đó xịt trực tiếp vào hốc má bên trong khoang miệng của bé. Các vitamin sẽ nhanh chóng hấp thu qua hệ thống mao mạch miệng dày đặc, đi thẳng vào vòng tuần hoàn. Do đó, dạng xịt có hiệu quả hấp thu cao hơn các dạng uống thông thường vì không phải chịu tác động của axit dạ dày. 

Duy trì dùng Upgro hàng ngày giúp trẻ cải thiện biếng ăn, tăng đề kháng. 

Sau khi sử dụng, bạn hãy dùng giấy sạch, lau quanh đầu xịt để tránh đọng lại sản phẩm thừa. Để đảm bảo tốt chất lượng của sản phẩm, Upgro nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và tách biệt với các thực phẩm khác (thịt, cá, rau…).

Bạn lưu ý: trong quá trình sử dụng, tránh tránh mở nắp lọ khiến không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong, ảnh hưởng đến chất lượng của vitamin.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “1 lọ Upgro dùng được trong bao lâu” và biết cách sử dụng sao đạt hiệu quả tốt nhất! Chúc bé sớm cải thiện tình trạng biếng ăn và luôn khỏe mạnh!

Upgro có cần bảo quản trong tủ lạnh không?

Câu hỏi: 

Mình mới mua lọ multivitamin Upgro để sử dụng cho bé 2 tuổi biếng ăn, hay bệnh vặt. Nhưng thời tiết Sài Gòn đợt này nóng quá, mình sợ để ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mình có cần bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh không và làm sao để bảo quản hiệu quả nhất? (Thanh Trang, TP. Hồ Chí Minh).

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Multivitamin Upgro cho con. Với bé 2 tuổi, mẹ nên xịt 1 nhát Upgro cho con sau bữa sáng mỗi ngày. Việc duy trì sử dụng sản phẩm sẽ giúp cơ thể con được cung cấp đủ vitamin cần thiết và có nền tảng đề kháng khỏe, hạn chế ốm vặt. Đồng thời, sản phẩm còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, khiến con có cảm giác đói, cải thiện tình trạng biếng ăn. 

Tuy nhiên, để sản phẩm mang lại hiệu quả tối ưu, chất lượng cần được đảm bảo nhờ bảo quản đúng cách. Trong điều kiện thời tiết Sài Gòn duy trì ở mức nhiệt độ cao như hiện nay, mẹ nên bảo quản lọ sản phẩm ở trong ngăn mát tủ lạnh.

Tại sao cần bảo quản Upgro trong tủ lạnh?

Như bạn đã biết, thành phần của Upgro bao gồm 12 loại vitamin và Coenzyme Q10. Cấu trúc của các vitamin vốn kém bền, đặc biệt là vitamin B, C. Sau khi mở nắp, sản phẩm chịu tác động từ nhiệt độ, ánh sáng, không khí dễ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: phá vỡ cấu trúc vitamin, bị oxy hóa hoặc thay đổi kết cấu của dung dịch. 

Một số vitamin có cấu trúc kém bền.

Vì vậy, nếu được để trong tủ lạnh, lọ Upgro sẽ bảo quản trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, ổn định, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh bị ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 

Tuy nhiên vì trong tủ lạnh có độ ẩm cao và chứa nhiều loại thực phẩm khác nên bạn cũng cần lưu ý bảo quản đúng cách để đạt được hiệu quả mong muốn.

Hướng dẫn bảo quản Upgro đúng cách

Upgro sở hữu công nghệ dạng xịt van một chiều tiên tiến, ngăn nhiễm khuẩn ngược vào bên trong dung dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh tối đa, sau khi xịt cho bé, bạn hãy lau sạch xung quanh vòi xịt và đậy kín nắp lọ.

Khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bạn cần tránh để chung với các thực phẩm khác (đồ tươi sống, rau củ, thức ăn thừa…), nếu có thể hãy tách biệt một ngăn riêng cho Upgro và các thực phẩm bổ sung khác.

Hướng dẫn bảo quản multivitamin Upgro.

Bên cạnh đó, vì tủ lạnh có độ ẩm cao nên bạn lưu ý không đóng, mở nắp lọ Upgro ở bên trong tủ lạnh. Ngoài ra, tránh để sản phẩm ở cánh tủ lạnh vì mỗi khi mở cửa, nhiệt độ tăng giảm thường xuyên càng dễ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 

Nếu lo lắng xịt multivitamin lạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, trước khi sử dụng 10 – 15 phút, bạn có thể để Upgro ra nhiệt độ phòng để giảm độ lạnh. Mong rằng bé sẽ có những cải thiện tốt khi sử dụng Upgro nha.

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng phải chịu vô số hậu quả không thể cứu vãn

Khi trẻ biếng ăn, mẹ dễ thấy cân nặng sẽ chững lại, thậm chí bị nhẹ cân, còi cọc hơn so với bạn bè. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả hệ lụy của biếng ăn. Biếng ăn càng kéo dài thì cơ hội để phát triển toàn diện của con càng bị thu hẹp. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục, ảnh hưởng tới cả cuộc đời con. Vậy những hậu quả biếng ăn, suy dinh dưỡng gây ra là gì?

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ không ăn đủ khẩu phần theo nhu cầu. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý, di truyền, tâm lý…

Khi biếng ăn, trẻ sẽ có một vài hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:

  • Không ăn hết khẩu phần theo nhu cầu độ tuổi hoặc mỗi bữa kéo dài hơn 30 phút.
  • Lượng thức ăn ít hơn 1/2 khẩu phần theo độ tuổi.
  • Ngậm thức ăn rất lâu, không chịu nhai, nuốt.
  • Kén ăn, không ăn đa dạng, chỉ ăn được rất ít loại thực phẩm.
  • Không hợp tác, quấy khóc, chạy trốn hoặc buồn nôn khi ăn.
  • Trong 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân. 
Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu đánh giá tình hình bệnh nhi đến khám hàng năm ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia (năm 2022), tỷ lệ trẻ biếng ăn lên tới 37%. Thực tế, con số này có thể cao hơn do nhiều trẻ biếng ăn vẫn chưa được kiểm tra, thăm khám tại cơ sở y tế. 

Và có một nghịch lý là xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì tỷ lệ biếng ăn ở trẻ ngày càng gia tăng. Điều này đã trở thành mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội hiện nay.

Trẻ biếng ăn gây ra hệ lụy nghiêm trọng như thế nào?

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh (Bác sỹ em bé), biếng ăn kéo dài sẽ để lại vô số ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Đặc biệt, các ba mẹ cần chú ý  4 hậu quả sau đây:

Suy dinh dưỡng

Trong những năm đầu đời, trẻ cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cả về tầm vóc, sức đề kháng và trí não. Tuy nhiên, nếu biếng ăn kéo dài, cơ thể  không được đáp ứng đủ nhu cầu thì sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng. 

Trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị kìm hãm về tăng trưởng. Trẻ thấp bé, nhẹ cân, gầy còm, đề kháng kém, dễ ốm bệnh; chậm phát triển, thể lực bị hạn chế. Thêm 1 ngày bị bệnh là con đang mất đi 1 ngày để khôn lớn.

Trẻ suy dinh dưỡng phải chịu tổn thương không thể phục hồi.

Bà France Begin (Cố vấn dinh dưỡng cấp cao của UNICEF) nhấn mạnh: “Suy dinh dưỡng ở trẻ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần không thể phục hồi”. Đây là điều mà không ba mẹ nào mong muốn xảy ra. Vì khi con đã bị suy dinh dưỡng thì dù ba mẹ có cố gắng bù đắp lượng vi chất thiếu hụt như thế nào thì cũng khó có thể đạt được thể trạng tốt như trẻ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên.

Rối loạn tăng trưởng

Rối loạn tăng trưởng là một trong những hậu quả tất yếu khi trẻ biếng ăn diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, trẻ bị tước đi cơ hội tăng trưởng và phát triển một cách bất thường so với các bạn cùng độ tuổi.

Ba mẹ có thể thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ như:

  • Thiếu máu do thiếu sắt, da nhợt nhạt, xanh xao, thiếu máu lên não ảnh hưởng tới trí tuệ.
  • Khô mắt, khô giác mạc, nguy cơ bị mù lòa khi thiếu vitamin A.
  • Ăn không ngon miệng, trao đổi chất kém, dễ cáu gắt vì không đủ vitamin B1.
  • Trẻ bị còi xương, thấp lùn, khó ngủ do không được bổ sung đủ lượng vitamin D và canxi cần thiết…
  • Vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, chậm phát triển thần kinh vận động là những biểu hiện hay gặp khi trẻ thiếu kẽm…

Suy giảm sức đề kháng

Các vi chất là “thức ăn” cần thiết để có miễn dịch khỏe. Khi không được cung cấp đủ các vi chất quan trọng như vitamin A, B, C, D, E, sắt, kẽm, selen,… hệ miễn dịch không được củng cố thường xuyên, dần yếu đi, sức đề kháng bị suy giảm 

Khi đó, trẻ dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường ruột,…  Thời gian ủ bệnh ngắn hơn, mức độ bị bệnh nặng hơn, tần suất cao hơn. Có trẻ ốm như cơm bữa, tái bệnh liên tục là vì vậy.

Biếng ăn, thiếu vi chất khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng.

Chậm phát triển trí tuệ

Trẻ biếng ăn trong thời gian dài gây thiếu hụt một hoặc một vài chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ như: Protein, tinh bột, chất béo, omega 3, omega 6, DHA, sắt, taurine…

Khi trí não bị ảnh hưởng, trẻ sẽ khó tập trung, giảm khả năng tư duy, học tập, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Nguy hại nhất là trẻ chậm phát triển trí tuệ dẫn đến suy giảm trí thông minh, gây ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến quá trình học tập, sự nghiệp tương lai của trẻ. 

Làm sao để trẻ hết biếng ăn?

Biếng ăn xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân. Bởi vậy, trước hết, ba mẹ cần kiểm tra xem trẻ bị biếng ăn có phải do nguyên nhân  bệnh lý như: khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn ói, đau răng, viêm lợi, đau họng… Trong trường hợp này, trẻ cần được thăm khám để điều trị dứt bệnh. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng 4 cách trị biếng ăn ở trẻ sau đây:

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống là con đường đơn giản và quen thuộc nhất để bổ sung vi chất cho con hàng ngày. Việc cần ưu tiên hàng đầu là cho con một chế độ ăn cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bước đầu sẽ rất khó khăn tuy nhiên ba mẹ cố gắng bình tĩnh và kiên trì cùng con, tránh thúc ép khiến tình trạng biếng ăn ngày càng tồi tệ hơn. 

Hãy chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm, trình bày đẹp mắt hơn giúp con thêm hứng thú với đồ ăn. Ba mẹ nên để con tham gia vào bữa cơm của gia đình, ngồi ăn cùng con để trẻ thấy được mọi người đều yêu thích món ăn đó, an tâm hơn khi chấp nhận món ăn mới. 

Trẻ cần được ăn đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần dinh dưỡng.

Để trẻ biết đói

Đôi khi trẻ biếng ăn do trong ngày đã ăn uống quá nhiều. Nào bánh, kẹo, bim bim, nước ngọt, trái cây, sữa… tới bữa bụng không còn khoảng trống để ăn cơm. 

Lúc này, việc ba mẹ cần làm là thiết kế cho con một chế độ ăn khoa học hơn, khi nào ăn bữa chính, khi nào ăn bữa phụ, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng để con có thời gian tiêu hóa. Hãy hạn chế đồ ăn vặt vừa có hại cho sức khỏe, vừa khiến con chán ăn mẹ nhé.

Trẻ vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như phát triển thể chất, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tim, phổi, xương khớp. Bên cạnh đó, vận động còn giúp trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Trẻ được tiêu hao năng lượng khi vận động cũng là cách để con cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn. 

Nếu con chưa có thói quen này, ba mẹ có thể bắt đầu các trò chơi vận động thể lực cùng con ngay tại nhà, hoặc đưa bé tới khu vui chơi, công viên cho bé thả ga vui chơi.

Xem thêm: Vì sao bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng

Bổ sung vi chất

Khi biếng ăn, trẻ dễ bị thiếu hụt vi chất và ngược lại, khi thiếu vi chất như B1, kẽm, lysine càng khiến ăn kém hơn. Các vi chất này đều có thể bổ sung qua thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, với trẻ biếng ăn, kén ăn, không chịu ăn rau quả hoặc hấp thu kém thì việc bổ sung vi chất sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Do đó, việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vi chất là cần thiết với trẻ biếng ăn kéo dài. Đây là giải pháp giúp trẻ được bù đắp lượng vi chất thiếu hụt nhanh chóng để ba mẹ yên tâm cải thiện biếng ăn cho con. Và sản phẩm hiện nay đang được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao và nhiều mẹ tin dùng là multivitamin Upgro.

Ths. BS Đào Nguyễn Phương Linh chia sẻ về những hậu quả khi trẻ biếng ăn.

Chia sẻ về tác dụng của multivitamin Upgro, ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh cho biết: “Trong mỗi nhát xịt của Upgro có đủ 8 loại vitamin nhóm B, vitamin A, C, D, E với liều chuẩn dự phòng cho con. Điểm độc đáo của Upgro là chứa Coenzyme Q10 có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho nhận thức, tốt cho não bộ. Upgro giúp con chuyển hóa thức ăn tốt hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng đề kháng, hạn chế ốm đau”.

Thêm một điểm cộng nữa là Upgro rất an toàn cho trẻ nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm dùng cho con trong thời gian dài. Nuôi con là một hành trình đầy hạnh phúc kèm theo không ít áp lực, thách thức. Và trẻ biếng ăn sẽ là một thử thách dành cho ba mẹ cần vượt qua. Không thể chủ quan vì biếng ăn kéo dài sẽ để lại những hậu quả nặng nề về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ không thể hồi phục. Vì vậy, ba mẹ cần luôn hiểu con,  tìm đúng nguyên nhân và giải pháp, bổ sung vi chất cho trẻ khi cần thiết để kịp thời bù đắp dinh dưỡng, tránh những hệ lụy khôn lường sau này.

Upgro có kết hợp được với D3K2 không?

Câu hỏi:

Bé nhà mình 3 tuổi, đang dùng D3K2. Hai tuần gần đây bé biếng ăn nên mình muốn tham khảo vitamin tổng hợp Upgro để sử dụng cho con. Upgro hỗ trợ giúp bé cải thiện biếng ăn như thế nào và có kết hợp sử dụng được cùng với D3K2 không? (Ngọc Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn!

Không biết thời gian vừa rồi bé có đang ốm hay gặp vấn đề gì về đường tiêu hóa không? Tình trạng sức khỏe của con hiện tại như thế nào?

Trẻ 3 tuổi biếng ăn do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới biếng ăn ở trẻ sẽ có nhiều nguyên nhân như: Mệt mỏi, chán ăn do mới ốm dậy, bụng đầy hơi, khó tiêu, táo bón làm giảm nhu cầu dinh dưỡng, ăn vặt nhiều khiến con không đói, chế độ ăn thiếu vi chất… Bạn cần tìm đúng nguyên nhân để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, tránh thúc ép con khiến tình trạng biếng ăn trở nên nặng hơn. Bạn hãy giữ chế độ ăn uống khoa học, cho theo nhu cầu, để con có thời gian được đói trước mỗi bữa ăn, hạn chế ăn vặt mẹ nhé. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường các món ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của con. 

Vì sao trẻ biếng ăn?

Để hỗ trợ bé cải thiện tình trạng biếng ăn, multivitamin Upgro sẽ bổ sung cho con 12 loại vitamin thiết yếu và Coenzyme Q10 tốt nhất thế giới. Trong đó, có 8 vitamin nhóm B rất tốt cho quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, kích thích cảm giác ăn ngon. Coenzyme Q10 tăng cường chuyển hóa năng lượng. 

Upgro cải thiện biếng ăn như thế nào?

Duy trì sử dụng Upgro không chỉ giúp con ăn ngon mà còn tăng đề kháng từ gốc, khỏe từ tế bào để hạn chế ốm bệnh, có nền tảng sức khỏe toàn diện. 

Upgro hoàn toàn kết hợp được với D3K2 nên mẹ yên tâm sử dụng nha. Tuy nhiên, trong 2 sản phẩm đều có vitamin D nên liều lượng phải cân đối phù hợp với độ tuổi của con mẹ nhé. 

Mong tình trạng biếng ăn của con sớm cải thiện, con cao khỏe như ý mẹ mong nhé. 

UPGRO DÀNH CHO TRẺ TỪ MẤY TUỔI?

Câu hỏi:

Bé nhà mình 8 tháng đang trong giai đoạn ăn dặm. 1 tháng gần đây con biếng ăn và dễ ốm. Mình tham khảo thấy Upgro có hỗ trợ cho trẻ biếng ăn, muốn dùng cho con nhưng không biết trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn đã sử dụng được Upgro chưa và liều dùng như thế nào? (Mai Anh, Thanh Hóa).

Trả lời:

Chào mẹ, không biết tình trạng biếng ăn của con kéo dài liên tục hay chỉ biếng ăn sau mỗi đợt ốm? Khẩu phần ăn hàng ngày của con như thế nào?

Vì sao trẻ biếng ăn cần bổ sung multivitamin

Đối với trẻ 8 tháng đang trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, cơ thể nhạy cảm với vi khuẩn, virus khiến con dễ ốm hơn. Nếu trẻ chỉ biếng ăn ít ngày sau mỗi lần ốm thì không đáng lo ngại, mẹ chỉ cần duy trì giờ giấc sinh hoạt khoa học mỗi ngày, ưu tiên các món lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Để con ăn theo nhu cầu, không ép ăn thì dần trẻ sẽ trở về quỹ đạo ban đầu. 

Bên cạnh đó, con có thể biếng ăn do mùi vị hoặc kết cấu món ăn không phù hợp, quá thô hoặc quá nhuyễn. Mẹ cũng có thể chú ý khẩu phần ăn của con, nếu trẻ uống quá nhiều sữa sẽ không thấy đói và không hợp tác ăn dặm. Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn kéo dài thì mẹ nên đưa con đi khám để loại trừ nguyên nhân từ bệnh lý nhé. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm lười ăn.

Việc bổ sung vitamin rất quan trọng với trẻ biếng ăn vì vitamin tác động đến quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Khi con biếng ăn, ăn không đủ nhóm chất dẫn tới thiếu vitamin thì dinh dưỡng nạp vào sẽ không được chuyển hóa, khiến con ăn không ngon miệng, không thèm ăn và ngày càng biếng ăn hơn. 

Bên cạnh đó, nếu tình trạng thiếu vitamin kéo dài cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của trẻ. 

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn có dùng được Upgro không? Liều dùng như thế nào?

Upgro là sản phẩm bổ sung multivitamin dành cho mọi lứa tuổi, vì vậy bé nhà mình 8 tháng sử dụng được Upgro rồi mẹ nhé.

Trong Upgro có chứa 12 vitamin, đặc biệt là 8 vitamin nhóm B kết hợp với Coenzyme Q10 giúp tăng cường trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, khiến bé có cảm giác ăn ngon miệng, cải thiện biếng ăn. Các vitamin A, C, D, E giúp con mắt sáng, dáng cao, da, tóc chắc khỏe. 

Upgro giúp trẻ cải thiện biếng ăn

Đây còn là bảng thành phần top đầu cần thiết cho hiện miễn dịch vì vậy duy trì sử dụng Upgro còn giúp con tăng đề kháng từ gốc, khỏe từ tế bào, giảm ốm vặt, hoạt bát, nhanh nhẹn hơn.

Với bé nhà mình dưới 1 tuổi biếng ăn, mẹ hãy dùng 1 nhát xịt Upgro/ngày vào buổi sáng sau ăn nhé. Mong rằng với sự đồng hành của Upgro bé sẽ sớm hết biếng ăn và khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn. 

TRẺ 2 TUỔI BIẾNG ĂN CÓ DÙNG UPGRO ĐƯỢC KHÔNG?

Câu hỏi: 

Bé nhà mình (2 tuổi) rất biếng ăn. Hiện con đang dùng vitamin tổng hợp dạng siro nhưng mỗi lần cho uống rất vất vả. Con hay nhè ra, uống rất lâu mới hết và sợ uống. Giờ mình muốn thử cho con dùng Upgro có được không, có dễ sử dụng không?(Thanh Hà, Nghệ An)

Trả lời:

Chào bạn!

Trường hợp bé nhà mình 2 tuổi và rất biếng ăn. Không rõ, tình trạng biếng ăn này của con đã kéo dài bao lâu, cân nặng và chiều cao hiện tại của con như thế nào?

Trẻ 2 tuổi biếng ăn có cần bổ sung multivitamin không?

Đối với trẻ 2 tuổi, nguyên nhân biếng ăn có thể do thay đổi sinh lý như mọc răng khiến bé bị đau và ngại ăn. Hoặc do các yếu tố khác như mới đi học hoặc sau khi ốm bệnh… Vì vậy, ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn của con để có hướng xử lý phù hợp.

Việc bổ sung multivitamin là cần thiết đối với các bé biếng ăn, kén ăn, có chế độ ăn uống không cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất (bột đường, chất đạm, chất béo; vitamin và khoáng chất). 

Hiện tại, con đã sử dụng vitamin tổng hợp dạng siro nhưng con không hợp tác. Có thể do khi uống, con có tâm lý bị ép phải uống thuốc hoặc do bé không thích hương vị của sản phẩm. Để con hợp tác sử dụng hơn, đảm bảo đủ liều cần thiết mỗi ngày, mẹ có thể chuyển sang cho con sử dụng multivitamin Upgro dạng xịt.

Upgro có tác dụng như thế nào với trẻ biếng ăn?

Upgro là multivitamin chứa 12 loại vitamin cần thiết cho việc duy trì sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Đó là 8 vitamin nhóm B, vitamin A, C, D, E. Đặc biệt, Upgro còn chứa Coenzym Q10 nguồn gốc từ đường glucose lên men, lành tính, an toàn cho trẻ. 

Sự kết hợp này rất cần thiết giúp cơ thể con đủ vitamin, nâng cao đề kháng từ cấp độ tế bào, bổ sung năng lượng. Nhờ đó, con có đủ nền tảng để phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong Upgro chứa các vitamin nhóm B giúp tăng cường trao đổi chất, khiến trẻ nhanh đói, kích thích ăn ngon. Coenzym Q10 cũng rất tốt cho quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Từ đó, tình trạng biếng ăn của con sẽ cải thiện dần

Có 1 ưu điểm của Upgro mà rất thích hợp với bé nhà mình đó là thiết kế dạng xịt thông minh, vị cam thơm ngon. Van 1 chiều nên mẹ không phải lo lắng bị ảnh hưởng bởi môi trường hay tiếp xúc vi khuẩn. Bé 2 tuổi thì mẹ chỉ cần xịt 1 nhát Upgro sau ăn sáng cho con mỗi ngày. Thao tác nhanh và tiện lợi mà vị ngon con lại rất thích.

Thực tế, đã có rất nhiều ba mẹ sử dụng Upgro cho bé đều phản hồi tốt về hương vị thơm ngon, dễ dùng, tiện lợi. Quan trọng hơn là con rất hợp tác mà không cần dọa nạt, thúc ép, tình trạng biếng ăn cũng cải thiện rõ rệt. 

Chúc bé nhà mình sớm cải thiện biếng ăn và luôn khỏe mạnh!

Thắc mắc: Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, gây nhiều hệ lụy tới sự phát triển của trẻ em. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì là những thắc mắc của rất nhiều cha mẹ khi ở trong trường hợp này.

Mách cha mẹ những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy để điều trị dứt hẳn bệnh cho con nhé.

Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú và trẻ không bú mẹ cho ăn sữa công thức cần tăng số lần ăn trong ngày dựa theo nhu cầu của trẻ.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung: Không kiêng khem quá mức. Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ. Các chất mẹ không được quên là tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày) và các món ăn nên chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung bị tiêu chảy, cha mẹ không nên kiêng khem cho con nhé.

Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường, đặc biệt lưu ý Bù nước cho trẻ để phòng tránh mất nước.

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bé bị tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm sau: Gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt, thịt gà, thịt lợn nạc, dầu thực vật, sữa chua, chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo tây… là các loại thực phẩm tốt cho bé bị tiêu chảy.

Gạo

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ nên bổ sung cho con vì gạo chứa nhiều tinh bột nên dễ tiêu hóa và được áp dụng rất phổ biến. Không những thế, gạo còn thúc đẩy tiêu hóa những thực phẩm khác tốt hơn trong bữa ăn của trẻ. Các mẹ có thể dùng gạo để nấu bột, nấu cháo, nấu cơm hoặc rang lên đun lấy nước uống bù dịch cho trẻ.

Bánh mì nướng bơ

Mẹ có thể sử dụng bơ ít béo để nướng bánh mì. Bơ sẽ tạo ra hương vị cực thơm ngon kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt, món ăn này cũng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa của bé. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ hãy cho con ăn bánh mì nhé, vì trong bánh mì có lượng chất xơ không quá nhiều, cần thiết với những bé bị tiêu chảy.

Bánh mì bơ tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa của bé.

Khoai tây

Khoai tây vừa bổ sung nguồn tinh bột, vừa bổ sung một lượng lớn chất xơ hòa tan cho bé bị tiêu chảy. Hơn nữa, chúng giàu kali và an toàn với hệ đường ruột non nớt của bé. Các món ăn từ khoai tây rất dễ chế biến. Có thể kể tới như khoai tây luộc, khoai tây nướng, súp khoai tây, canh khoai tây… đều rất tốt cho bé.

Các loại thịt

Trẻ bị tiêu chảy cần cung cấp lượng protein cần thiết để phục hồi cơ thể. Do vậy, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ nên bổ sung đầy đủ protein trong khẩu phần ăn của trẻ từ các thực phẩm từ thịt như thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò. Các món thịt nên được ninh nhừ hoặc luộc hấp thay vì chiên rán. Bởi vì dầu mỡ khi chiên lên lại gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bé.

Sữa chua

Sữa chua là nguồn bổ sung men vi sinh tự nhiên tốt nhất cho bé trong thời gian bé bị tiêu chảy. Những vi khuẩn có lợi từ sữa chua sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng rối loạn tiêu hóa cũng như thúc đẩy cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu bé không bị dị ứng với sữa, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy bổ sung sữa chua cho bữa ăn hàng ngày của trẻ sẽ hỗ trợ đường ruột của con nhanh phục hồi.

Chuối

Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp điện giải cho trẻ bị thiếu hụt do mất đi qua phân tiêu chảy. Trong chuối còn có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trẻ.

Một loại chất xơ khác cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic. Nó giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích đường tiêu hóa. Chính vì vậy, chuối được xem là đáp án cho câu hỏi “trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?” của cha mẹ.

Táo

Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có trong quả táo giúp ích rất nhiều cho bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn táo khi sống sẽ cung cấp nhiều loại chất xơ khác và khiến hệ tiêu hóa còn yếu phải hoạt động nhiều hơn. Còn táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo.

Mẹ nên cho bé ăn táo đã được làm chín mềm nhé

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy cho bé ăn từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh này.

Hồng xiêm

Ăn hồng xiêm được xem là một trong những cách trị tiêu chảy hiệu quả. Cho trẻ ăn hồng xiêm chín vừa bổ sung lượng vitamin khoáng chất cần thiết, vừa kích thích tiêu hóa cho trẻ. Hồng xiêm còn chứa tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Ăn hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy.

Quả ổi

Tương tự như hồng xiêm, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy nhớ tới ổi nhé. Trong loại quả này có chứa một lượng tanin nhất định giúp hạn chế tình trạng đi ngoài của trẻ.

Ngoài ra, trái ổi còn bổ sung lượng vitamin C dồi dào và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Còn chần chừ gì nữa mà không đưa ngay loại quả này vào thực đơn của con em mình.

Vì sao bổ sung Vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng?

Bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng là việc làm vô cùng cần thiết để giúp trẻ mau phục hồi. Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Để trẻ luôn khỏe mạnh, bạn nên cung cấp cho trẻ đủ các loại vitamin cần thiết.

Trẻ suy dinh dưỡng có phải do thiếu vitamin?

Vitamin vốn là thành phần không thể thiếu trong cơ thể giúp cho mọi hoạt động của các cơ quan diễn ra. Ở trẻ em nhu cầu về vitamin cao hơn rất nhiều so với người lớn. Khi trẻ thiếu một loại vitamin nào đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng rất cụ thể. Thiếu vitamin A khiến mắt khô, thị lực kém. Thiếu vitamin D khiến xương yếu, thấp còi. Thiếu vitamin B gây biếng ăn, sụt cân.

Lâu dần việc thiếu vitamin và khoáng chất khiến cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, uể oải, chán ăn không được nạp đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ. Vì thế việc bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng là vô cùng quan trọng mà bạn cần làm ngay.

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng 01

Thiếu vitamin và khoáng chất khiến cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, uể oải, chán ăn

Bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

Bổ sung vitamin qua khẩu phần ăn riêng cho trẻ suy dinh dưỡng là một cách làm khá hiệu quả. Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng, bạn nhất định cần bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất sau.

Vitamin D

Vitamin D là nhân tố quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến trẻ mắc các bệnh còi xương, chậm lớn, kém phát triển chiều cao.

Thường thì khoảng 80% lượng vitamin D sẽ được cơ thể trẻ hấp thu qua ánh nắng mặt trời. Bạn nên cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng tầm 10 đến 15 phút mỗi ngày. Đồng thời bạn có thể bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc các dạng viên uống phù hợp cho trẻ.

Vitamin B

Các vitamin nhóm B như B1, B3,…đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, bổ sung đủ vitamin B sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn. Ngoài ra các vitamin như B6, B12,… còn giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Bạn có thể bổ sung vitamin cho trẻ bằng các viên uống B tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho bé ăn các thức ăn giàu vitamin B như cá, thịt, trứng, sữa, rau quả tươi,…

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B1 kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Vitamin A

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu vitamin A rất thường gặp ở trẻ biếng ăn. Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên, cần được bổ sung vitamin A qua các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng như cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh, khoai lang, mơ, đu đủ, và đào….

Canxi

Ngoài vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng thì khoáng chất cũng là một thành phần không thể thiếu. Bổ sung canxi sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, giúp trẻ phát triển cứng cáp. Các nguồn bổ sung canxi tốt nhất là sữa, sữa chua, pho mát, hải sản và các loại ngũ cốc.

Sắt

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến nhất trên toàn thế giới là do thiếu sắt. Thiếu sắt, cơ thể trẻ giảm sản xuất hồng cầu, lượng hồng cầu tạo ra nhỏ và nhạt màu hơn. Theo WHO, hơn 30% trẻ em trên thế giới mắc phải tình trạng này. Để bổ sung sắt, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm như thịt đỏ,  rau lá xanh, lòng đỏ trứng để giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu.

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng 03

Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để tránh thiếu máu, suy dinh dưỡng

Ngoài việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ qua thức ăn, bạn cũng có thể dùng một số loại sữa, thực phẩm bổ sung để cung cấp vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng. Hiện nay các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng rất phổ biến trên thị trường, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho trẻ.

Vì sao phải bổ sung Vitamin A cho trẻ?

Tuy cơ thể chỉ cần vitamin A với liều lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Vitamin A có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng và cho trẻ uống vitamin A liều cao định kỳ mỗi 6 tháng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

1.Tầm quan trọng của vitamin A

– Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo. Tuy cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Vitamin A có tác dụng trên võng mạc, giúp cho mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng – tối” một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiếu hụt vitamin A đồng nghĩa với khả năng nhìn trong môi trường ánh sáng yếu bị giảm, biểu hiện sớm là hiện tượng “quáng gà” xuất hiện khi trời nhá nhem tối.

 – Bên cạnh chức năng về thị giác, vitamin A còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ toàn vẹn các tế bào biểu mô ở mắt, da, đường hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, tế bào bị khô và xuất hiện sừng hóa. Biểu hiện này thường thấy ở mắt bắt đầu là khô kết mạc, sau đó tổn thương đến giác mạc và có thể gây loét, mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

– Vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Thiếu vitamin A trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và khi mắc bệnh, thời gian điều trị kéo dài và tăng nguy cơ tử vong. Vitamin A còn có vai trò trong sự tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn.

2. Lý do thiếu hụt vitamin A

– Vitamin A cần thiết nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào qua thức ăn hoặc thuốc. Do đó nguyên nhân chính gây thiếu hụt vitamin A là do khẩu phần ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin A và caroten (tiền vitamin A).

– Bên cạnh đó, vitamin A muốn hấp thu vào cơ thể cần phải có chất béo. Vì vậy, chế độ ăn ít hoặc không có dầu mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A. Nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là giun đũa) và các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp) cũng có liên quan tới thiếu vitamin A.

3. Để phòng ngừa thiếu vitamin A cần thực hiện các biện pháp sau:

–  Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu giàu vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát,… dễ hấp thu. Thực phẩm chứa nhiều caroten (tiền vitamin A) có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau dền…) hoặc củ quả có màu vàng cam đậm (bí đỏ, cà rốt, xoài chín, gấc…).

– Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.

– Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

– Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.

  Bên cạnh chế độ ăn, bổ sung vitamin A liều cao định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ là giải pháp hiệu quả góp phần phòng chống thiếu vitamin A. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong thời gian từ 4 – 6 tháng. Vì vậy, trong tháng 6 và tháng 12 năm 2022, hãy cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế phường. P.TTGDSK.

Sai lầm cần tránh khi bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn

Cha mẹ cần chú ý đến liều lượng, thành phần cũng như nguồn gốc sản phẩm khi bổ sung vitamin giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn.

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc trung tâm khám & tư vấn Dinh Dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi biếng ăn, trẻ thường có các biểu hiện như: không ăn hết khẩu phần, thường chỉ ăn hết 1/3 hoăc ½ khẩu phần ăn theo tuổi; không hợp tác với người cho ăn (la khóc, đẩy tay, che miệng , ngậm chặt miệng); thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút; chỉ ăn một số món ăn nhất định; không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng.

Trẻ biếng ăn sẽ không nhận được các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hàng ngày, trong đó có các vitamin và khoáng chất, càng làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Do đó, bổ sung các vitamin và khoáng chất càng sớm thì càng ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên, do tâm lý nóng vội, chưa tìm hiểu kỹ, nhiều phụ huynh bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ không đúng liều lượng hoặc không đúng cách, dẫn đến phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho con.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ảnh: Xframe

Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Bác sĩ Hải chỉ ra một số sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải khi bổ sung vitamin cho trẻ như:

Sử dụng quá liều lượng

Nhiều cha mẹ cho rằng vitamin là thuốc bổ nên dùng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bất cứ chất dinh dưỡng nào nếu quá nhiều, cơ thể sẽ không hấp thụ hết gây dư thừa, tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn. Ví dụ: Vitamin A, vitamin D là các vitamin tan trong dầu. Khi sử dụng liều cao, các vitamin này không tự đào thải khỏi cơ thể mà tích lũy trong các mô mỡ. Tới ngưỡng nhất định, sự dư thừa vitamin A hay D sẽ gây ra tình trạng ngộ độc như mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, suy giảm sức đề kháng.

“Vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn nhưng cái gì quá nhiều cũng không tốt. Vì thế, mẹ chỉ nên bổ sung vitamin cho trẻ khi xác định được nguyên nhân gây biếng ăn là do thiếu vitamin và chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ”, BS Nguyễn Thị Hải lưu ý.

Bổ sung cả khi trẻ khỏe mạnh

Vitamin là những hoạt chất cần thiết tham gia vào mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể, là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não. Tuy nhiên, BS Hải cho biết khi trẻ ăn uống bình thường và khỏe mạnh thì không cần bổ sung vitamin, trừ vitamin D là loại vitamin có rất ít trong thức ăn nên cần phải bổ sung ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ nên bổ sung vitamin trong những trường hợp như:

Khi trẻ mắc bệnh: Để giúp trẻ nhanh hồi phục, bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống thôi chưa chắc là đủ, thậm chí những triệu chứng do bệnh lý gây ra như đau bụng, trào ngược, nôn ói… khiến bố mẹ khó có thể cho trẻ ăn. Vì vậy, việc bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ đủ sức chống lại những tác nhân gây bệnh.

Trẻ bị suy dinh dưỡng: Trẻ suy dinh dưỡng có thể chất kém, hệ miễn dịch non yếu khiến nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế, trẻ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng.

Ngoài những trường hợp như trên, bố mẹ nên bổ sung vitamin nếu: trẻ biếng ăn trong thời gian dài, trẻ không được bú sữa mẹ, có tiền sử hoặc đang có vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa như rối loạn hấp thu, viêm loét, mắc giun sán, trẻ đang chuẩn bị hoặc sau khi tiêm vaccine. Trẻ sau khi bị bệnh, chấn thương, phẫu thuật… với mỗi trường hợp riêng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng cần được bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng. Ảnh: Xframe

Trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng cần được bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng.

Chỉ bổ sung một loại vitamin

Thiếu vitamin có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ nhưng cũng là hậu quả của tình trạng biếng ăn kéo dài. Vì thế, bổ sung đầy đủ các vitamin cho trẻ biếng ăn là rất cần thiết. Để giúp trẻ khắc phục nhanh tình trạng biếng ăn, bên cạnh vitamin nhóm B và vitamin D3 cha mẹ cần bổ sung thêm các vitamin quan trọng khác như: A, E, C, K. Vitamin A, C, E giúp tăng cường hàng rào miễn dịch, ngăn chặn hại khuẩn xâm nhập làm kéo dài tình trạng biếng ăn.

Vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12 cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đồng thời, chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Khi được cung cấp đủ vitamin nhóm B, trẻ tăng tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, đồng thời, cải thiện tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng do biếng ăn kéo dài.

Vitamin D3 là một dạng tự nhiên của vitamin D và tan trong chất béo. Loại vitamin này sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và phốt pho trong đường ruột để xây dựng cũng như phát triển cấu trúc răng, xương chắc khỏe cho trẻ em. Vitamin D còn tham gia vào việc tăng cường hệ miễn dịch nên khi thiếu vitamin D trẻ hay mắc bệnh dẫn đến biếng ăn.

Lựa chọn sản phẩm không phù hợp

Thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm hỗ trợ ăn ngon như siro, cốm, viên… Mỗi loại có ưu, nhược điểm và những thành phần, cơ chế tác động riêng, phù hợp với trẻ trong nhiều trường hợp. Có trẻ dùng thấy hiệu quả nhưng không ít trường hợp khi ngưng sử dụng trẻ biếng ăn trở lại, dẫn đến phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm hỗ trợ.

Vì vậy, BS Nguyễn Thị Hải khuyên các phụ huynh khi chọn thực phẩm chức năng cho trẻ biếng ăn ngoài việc tham khảo thương hiệu, mẫu mã, còn phải có kiến thức nhất định về những thành phần bổ sung.

Nguồn gốc rõ ràng: Là tiêu chí đầu tiên khi chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ biếng ăn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên lựa chọn cho bé dòng sản phẩm của những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, được Bộ Y tế cấp phép. Không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cơ chế tác động toàn diện: Trẻ biếng ăn thường bị rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác thèm ăn và thiếu hụt vi chất. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh mẹ nên lựa chọn sản phẩm có cơ chế tác động toàn diện, giúp bé cải thiện tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn và bổ sung dinh dưỡng.