Thắc mắc: Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, gây nhiều hệ lụy tới sự phát triển của trẻ em. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì là những thắc mắc của rất nhiều cha mẹ khi ở trong trường hợp này.

Mách cha mẹ những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy để điều trị dứt hẳn bệnh cho con nhé.

Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú và trẻ không bú mẹ cho ăn sữa công thức cần tăng số lần ăn trong ngày dựa theo nhu cầu của trẻ.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung: Không kiêng khem quá mức. Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ. Các chất mẹ không được quên là tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày) và các món ăn nên chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung bị tiêu chảy, cha mẹ không nên kiêng khem cho con nhé.

Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường, đặc biệt lưu ý Bù nước cho trẻ để phòng tránh mất nước.

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bé bị tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm sau: Gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt, thịt gà, thịt lợn nạc, dầu thực vật, sữa chua, chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo tây… là các loại thực phẩm tốt cho bé bị tiêu chảy.

Gạo

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ nên bổ sung cho con vì gạo chứa nhiều tinh bột nên dễ tiêu hóa và được áp dụng rất phổ biến. Không những thế, gạo còn thúc đẩy tiêu hóa những thực phẩm khác tốt hơn trong bữa ăn của trẻ. Các mẹ có thể dùng gạo để nấu bột, nấu cháo, nấu cơm hoặc rang lên đun lấy nước uống bù dịch cho trẻ.

Bánh mì nướng bơ

Mẹ có thể sử dụng bơ ít béo để nướng bánh mì. Bơ sẽ tạo ra hương vị cực thơm ngon kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt, món ăn này cũng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa của bé. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ hãy cho con ăn bánh mì nhé, vì trong bánh mì có lượng chất xơ không quá nhiều, cần thiết với những bé bị tiêu chảy.

Bánh mì bơ tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa của bé.

Khoai tây

Khoai tây vừa bổ sung nguồn tinh bột, vừa bổ sung một lượng lớn chất xơ hòa tan cho bé bị tiêu chảy. Hơn nữa, chúng giàu kali và an toàn với hệ đường ruột non nớt của bé. Các món ăn từ khoai tây rất dễ chế biến. Có thể kể tới như khoai tây luộc, khoai tây nướng, súp khoai tây, canh khoai tây… đều rất tốt cho bé.

Các loại thịt

Trẻ bị tiêu chảy cần cung cấp lượng protein cần thiết để phục hồi cơ thể. Do vậy, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì cha mẹ nên bổ sung đầy đủ protein trong khẩu phần ăn của trẻ từ các thực phẩm từ thịt như thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò. Các món thịt nên được ninh nhừ hoặc luộc hấp thay vì chiên rán. Bởi vì dầu mỡ khi chiên lên lại gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bé.

Sữa chua

Sữa chua là nguồn bổ sung men vi sinh tự nhiên tốt nhất cho bé trong thời gian bé bị tiêu chảy. Những vi khuẩn có lợi từ sữa chua sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng rối loạn tiêu hóa cũng như thúc đẩy cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu bé không bị dị ứng với sữa, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy bổ sung sữa chua cho bữa ăn hàng ngày của trẻ sẽ hỗ trợ đường ruột của con nhanh phục hồi.

Chuối

Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp điện giải cho trẻ bị thiếu hụt do mất đi qua phân tiêu chảy. Trong chuối còn có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trẻ.

Một loại chất xơ khác cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic. Nó giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích đường tiêu hóa. Chính vì vậy, chuối được xem là đáp án cho câu hỏi “trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?” của cha mẹ.

Táo

Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có trong quả táo giúp ích rất nhiều cho bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn táo khi sống sẽ cung cấp nhiều loại chất xơ khác và khiến hệ tiêu hóa còn yếu phải hoạt động nhiều hơn. Còn táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo.

Mẹ nên cho bé ăn táo đã được làm chín mềm nhé

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy cho bé ăn từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh này.

Hồng xiêm

Ăn hồng xiêm được xem là một trong những cách trị tiêu chảy hiệu quả. Cho trẻ ăn hồng xiêm chín vừa bổ sung lượng vitamin khoáng chất cần thiết, vừa kích thích tiêu hóa cho trẻ. Hồng xiêm còn chứa tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Ăn hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy.

Quả ổi

Tương tự như hồng xiêm, trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì mẹ hãy nhớ tới ổi nhé. Trong loại quả này có chứa một lượng tanin nhất định giúp hạn chế tình trạng đi ngoài của trẻ.

Ngoài ra, trái ổi còn bổ sung lượng vitamin C dồi dào và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Còn chần chừ gì nữa mà không đưa ngay loại quả này vào thực đơn của con em mình.

Vì sao bổ sung Vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng?

Bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng là việc làm vô cùng cần thiết để giúp trẻ mau phục hồi. Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Để trẻ luôn khỏe mạnh, bạn nên cung cấp cho trẻ đủ các loại vitamin cần thiết.

Trẻ suy dinh dưỡng có phải do thiếu vitamin?

Vitamin vốn là thành phần không thể thiếu trong cơ thể giúp cho mọi hoạt động của các cơ quan diễn ra. Ở trẻ em nhu cầu về vitamin cao hơn rất nhiều so với người lớn. Khi trẻ thiếu một loại vitamin nào đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng rất cụ thể. Thiếu vitamin A khiến mắt khô, thị lực kém. Thiếu vitamin D khiến xương yếu, thấp còi. Thiếu vitamin B gây biếng ăn, sụt cân.

Lâu dần việc thiếu vitamin và khoáng chất khiến cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, uể oải, chán ăn không được nạp đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ. Vì thế việc bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng là vô cùng quan trọng mà bạn cần làm ngay.

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng 01

Thiếu vitamin và khoáng chất khiến cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, uể oải, chán ăn

Bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

Bổ sung vitamin qua khẩu phần ăn riêng cho trẻ suy dinh dưỡng là một cách làm khá hiệu quả. Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng, bạn nhất định cần bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất sau.

Vitamin D

Vitamin D là nhân tố quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến trẻ mắc các bệnh còi xương, chậm lớn, kém phát triển chiều cao.

Thường thì khoảng 80% lượng vitamin D sẽ được cơ thể trẻ hấp thu qua ánh nắng mặt trời. Bạn nên cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng tầm 10 đến 15 phút mỗi ngày. Đồng thời bạn có thể bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc các dạng viên uống phù hợp cho trẻ.

Vitamin B

Các vitamin nhóm B như B1, B3,…đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, bổ sung đủ vitamin B sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn. Ngoài ra các vitamin như B6, B12,… còn giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Bạn có thể bổ sung vitamin cho trẻ bằng các viên uống B tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho bé ăn các thức ăn giàu vitamin B như cá, thịt, trứng, sữa, rau quả tươi,…

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B1 kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Vitamin A

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu vitamin A rất thường gặp ở trẻ biếng ăn. Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên, cần được bổ sung vitamin A qua các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng như cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh, khoai lang, mơ, đu đủ, và đào….

Canxi

Ngoài vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng thì khoáng chất cũng là một thành phần không thể thiếu. Bổ sung canxi sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, giúp trẻ phát triển cứng cáp. Các nguồn bổ sung canxi tốt nhất là sữa, sữa chua, pho mát, hải sản và các loại ngũ cốc.

Sắt

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến nhất trên toàn thế giới là do thiếu sắt. Thiếu sắt, cơ thể trẻ giảm sản xuất hồng cầu, lượng hồng cầu tạo ra nhỏ và nhạt màu hơn. Theo WHO, hơn 30% trẻ em trên thế giới mắc phải tình trạng này. Để bổ sung sắt, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm như thịt đỏ,  rau lá xanh, lòng đỏ trứng để giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu.

vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng 03

Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để tránh thiếu máu, suy dinh dưỡng

Ngoài việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ qua thức ăn, bạn cũng có thể dùng một số loại sữa, thực phẩm bổ sung để cung cấp vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng. Hiện nay các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng rất phổ biến trên thị trường, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho trẻ.

Vì sao phải bổ sung Vitamin A cho trẻ?

Tuy cơ thể chỉ cần vitamin A với liều lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Vitamin A có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng và cho trẻ uống vitamin A liều cao định kỳ mỗi 6 tháng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

1.Tầm quan trọng của vitamin A

– Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo. Tuy cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Vitamin A có tác dụng trên võng mạc, giúp cho mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng – tối” một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiếu hụt vitamin A đồng nghĩa với khả năng nhìn trong môi trường ánh sáng yếu bị giảm, biểu hiện sớm là hiện tượng “quáng gà” xuất hiện khi trời nhá nhem tối.

 – Bên cạnh chức năng về thị giác, vitamin A còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ toàn vẹn các tế bào biểu mô ở mắt, da, đường hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, tế bào bị khô và xuất hiện sừng hóa. Biểu hiện này thường thấy ở mắt bắt đầu là khô kết mạc, sau đó tổn thương đến giác mạc và có thể gây loét, mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

– Vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Thiếu vitamin A trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và khi mắc bệnh, thời gian điều trị kéo dài và tăng nguy cơ tử vong. Vitamin A còn có vai trò trong sự tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn.

2. Lý do thiếu hụt vitamin A

– Vitamin A cần thiết nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào qua thức ăn hoặc thuốc. Do đó nguyên nhân chính gây thiếu hụt vitamin A là do khẩu phần ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin A và caroten (tiền vitamin A).

– Bên cạnh đó, vitamin A muốn hấp thu vào cơ thể cần phải có chất béo. Vì vậy, chế độ ăn ít hoặc không có dầu mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A. Nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là giun đũa) và các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp) cũng có liên quan tới thiếu vitamin A.

3. Để phòng ngừa thiếu vitamin A cần thực hiện các biện pháp sau:

–  Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu giàu vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát,… dễ hấp thu. Thực phẩm chứa nhiều caroten (tiền vitamin A) có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau dền…) hoặc củ quả có màu vàng cam đậm (bí đỏ, cà rốt, xoài chín, gấc…).

– Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.

– Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

– Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.

  Bên cạnh chế độ ăn, bổ sung vitamin A liều cao định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ là giải pháp hiệu quả góp phần phòng chống thiếu vitamin A. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong thời gian từ 4 – 6 tháng. Vì vậy, trong tháng 6 và tháng 12 năm 2022, hãy cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế phường. P.TTGDSK.

Sai lầm cần tránh khi bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn

Cha mẹ cần chú ý đến liều lượng, thành phần cũng như nguồn gốc sản phẩm khi bổ sung vitamin giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn.

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc trung tâm khám & tư vấn Dinh Dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi biếng ăn, trẻ thường có các biểu hiện như: không ăn hết khẩu phần, thường chỉ ăn hết 1/3 hoăc ½ khẩu phần ăn theo tuổi; không hợp tác với người cho ăn (la khóc, đẩy tay, che miệng , ngậm chặt miệng); thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút; chỉ ăn một số món ăn nhất định; không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng.

Trẻ biếng ăn sẽ không nhận được các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hàng ngày, trong đó có các vitamin và khoáng chất, càng làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Do đó, bổ sung các vitamin và khoáng chất càng sớm thì càng ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên, do tâm lý nóng vội, chưa tìm hiểu kỹ, nhiều phụ huynh bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ không đúng liều lượng hoặc không đúng cách, dẫn đến phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho con.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ảnh: Xframe

Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Bác sĩ Hải chỉ ra một số sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải khi bổ sung vitamin cho trẻ như:

Sử dụng quá liều lượng

Nhiều cha mẹ cho rằng vitamin là thuốc bổ nên dùng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bất cứ chất dinh dưỡng nào nếu quá nhiều, cơ thể sẽ không hấp thụ hết gây dư thừa, tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn. Ví dụ: Vitamin A, vitamin D là các vitamin tan trong dầu. Khi sử dụng liều cao, các vitamin này không tự đào thải khỏi cơ thể mà tích lũy trong các mô mỡ. Tới ngưỡng nhất định, sự dư thừa vitamin A hay D sẽ gây ra tình trạng ngộ độc như mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, suy giảm sức đề kháng.

“Vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn nhưng cái gì quá nhiều cũng không tốt. Vì thế, mẹ chỉ nên bổ sung vitamin cho trẻ khi xác định được nguyên nhân gây biếng ăn là do thiếu vitamin và chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ”, BS Nguyễn Thị Hải lưu ý.

Bổ sung cả khi trẻ khỏe mạnh

Vitamin là những hoạt chất cần thiết tham gia vào mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể, là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não. Tuy nhiên, BS Hải cho biết khi trẻ ăn uống bình thường và khỏe mạnh thì không cần bổ sung vitamin, trừ vitamin D là loại vitamin có rất ít trong thức ăn nên cần phải bổ sung ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ nên bổ sung vitamin trong những trường hợp như:

Khi trẻ mắc bệnh: Để giúp trẻ nhanh hồi phục, bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống thôi chưa chắc là đủ, thậm chí những triệu chứng do bệnh lý gây ra như đau bụng, trào ngược, nôn ói… khiến bố mẹ khó có thể cho trẻ ăn. Vì vậy, việc bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ đủ sức chống lại những tác nhân gây bệnh.

Trẻ bị suy dinh dưỡng: Trẻ suy dinh dưỡng có thể chất kém, hệ miễn dịch non yếu khiến nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế, trẻ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng.

Ngoài những trường hợp như trên, bố mẹ nên bổ sung vitamin nếu: trẻ biếng ăn trong thời gian dài, trẻ không được bú sữa mẹ, có tiền sử hoặc đang có vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa như rối loạn hấp thu, viêm loét, mắc giun sán, trẻ đang chuẩn bị hoặc sau khi tiêm vaccine. Trẻ sau khi bị bệnh, chấn thương, phẫu thuật… với mỗi trường hợp riêng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng cần được bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng. Ảnh: Xframe

Trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng cần được bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng.

Chỉ bổ sung một loại vitamin

Thiếu vitamin có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ nhưng cũng là hậu quả của tình trạng biếng ăn kéo dài. Vì thế, bổ sung đầy đủ các vitamin cho trẻ biếng ăn là rất cần thiết. Để giúp trẻ khắc phục nhanh tình trạng biếng ăn, bên cạnh vitamin nhóm B và vitamin D3 cha mẹ cần bổ sung thêm các vitamin quan trọng khác như: A, E, C, K. Vitamin A, C, E giúp tăng cường hàng rào miễn dịch, ngăn chặn hại khuẩn xâm nhập làm kéo dài tình trạng biếng ăn.

Vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12 cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đồng thời, chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Khi được cung cấp đủ vitamin nhóm B, trẻ tăng tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, đồng thời, cải thiện tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng do biếng ăn kéo dài.

Vitamin D3 là một dạng tự nhiên của vitamin D và tan trong chất béo. Loại vitamin này sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và phốt pho trong đường ruột để xây dựng cũng như phát triển cấu trúc răng, xương chắc khỏe cho trẻ em. Vitamin D còn tham gia vào việc tăng cường hệ miễn dịch nên khi thiếu vitamin D trẻ hay mắc bệnh dẫn đến biếng ăn.

Lựa chọn sản phẩm không phù hợp

Thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm hỗ trợ ăn ngon như siro, cốm, viên… Mỗi loại có ưu, nhược điểm và những thành phần, cơ chế tác động riêng, phù hợp với trẻ trong nhiều trường hợp. Có trẻ dùng thấy hiệu quả nhưng không ít trường hợp khi ngưng sử dụng trẻ biếng ăn trở lại, dẫn đến phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm hỗ trợ.

Vì vậy, BS Nguyễn Thị Hải khuyên các phụ huynh khi chọn thực phẩm chức năng cho trẻ biếng ăn ngoài việc tham khảo thương hiệu, mẫu mã, còn phải có kiến thức nhất định về những thành phần bổ sung.

Nguồn gốc rõ ràng: Là tiêu chí đầu tiên khi chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ biếng ăn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên lựa chọn cho bé dòng sản phẩm của những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, được Bộ Y tế cấp phép. Không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cơ chế tác động toàn diện: Trẻ biếng ăn thường bị rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác thèm ăn và thiếu hụt vi chất. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh mẹ nên lựa chọn sản phẩm có cơ chế tác động toàn diện, giúp bé cải thiện tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn và bổ sung dinh dưỡng.

Tác hại khi trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển về thể chất lẫn trí tuệ, phòng chống bệnh tật. Do đó, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Vi chất dinh dưỡng được chia làm 2 nhóm như sau:

  • Khoáng chất: Bao gồm sắt, kẽm, canxi, phốt pho, đồng, iod, selen,…
  • Vitamin: Vitamin A, C, E, D, B,…

Đối với trẻ em, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ và giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải bổ sung từ khẩu phần ăn hàng ngày.

1. Thiếu vi chất là gì?

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ thiếu hụt những khoáng chất và vitamin quan trọng đối với sức khỏe, xảy ra trên phạm vi cộng đồng, thường là vitamin A, iod, sắt, kẽm, axit folic.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, như do yếu tố địa lý vùng miền, chế độ ăn chủ yếu là thực vật, trẻ không nhận đủ khoáng chất và vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là trong một số giai đoạn trẻ cần phát triển vượt trội như giai đoạn bào thai, từ sơ sinh đến 5 tuổi, trước và trong giai đoạn dậy thì,…

tac-hai-khi-tre-thieu-vi-chat-dinh-duong-1

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng

2. Tác hại của việc thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em có thể gây ra những tác hại sau:

  • Thiếu máu: Thiếu sắt do thiếu máu là một trong những tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường gặp ở trẻ. Thiếu máu có thể khiến trẻ hay buồn ngủ, kém tập trung, chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ bị thiếu máu nặng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn. Ở giai đoạn bào thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ sắt cho chính mình và thai nhi thì có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh hoặc sinh non.
  • Còi xương: Thiếu vitamin D và canxi dẫn đến còi xương ở trẻ rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến giai đoạn trưởng thành, gây bệnh loãng xương.
  • Bướu cổ: Thiếu iot dẫn đến bướu cổ cũng là tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường gặp. Ở giai đoạn bào thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ iot có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu. Trẻ sau khi sinh thiếu iod trong thời gian dài có nguy cơ bị khuyết tật về tay, chân, tai, mắt, miệng, tổn thương não, đần độn, chậm phát triển trí tuệ và thể chất.
  • Suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng Thiếu kẽm dẫn đến suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp. Thiếu kẽm khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển do biếng ăn, suy giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn bào thai, trẻ bị thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhẹ cân và thấp lùn sau khi sinh. Lớn lên, trẻ có thể chậm dậy thì, chậm phát triển xương.
  • Các bệnh về mắt: Thiếu vitamin A là bệnh thiếu vi chất ở trẻ sơ sinh thường gặp. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến các bệnh về mắt như mù lòa, quáng gà. Ngoài ra, thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, khả năng miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy, đường hô hấp.
Còi xương

Một trong những tác hại khi trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng đó là còi xương do thiếu hụt vitamin D và canxi

3. Phòng ngừa tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, nên bắt đầu từ giai đoạn bào thai bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Sau khi sinh, trong 6 tháng đầu đời trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn và mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm, thuốc bổ tổng hợp để cung cấp cho trẻ nguồn sữa mẹ giàu dưỡng chất.

Từ 6 tháng tuổi, trẻ được ăn dặm để bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải đảm bảo 4 nhóm chất chính, đó là tinh bột, đạm, đường và béo. Thực đơn cần được thay đổi đa dạng để đáp ứng nhu cầu cũng như phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em.

Tóm lại, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, còi xương do thiếu vitamin D và canxi, bướu cổ do thiếu iod, suy dinh dưỡng và suy giảm đề kháng do thiếu kẽm cũng như các bệnh về mắt do thiếu vitamin A. Vì vậy, khi có các dấu hiệu thiếu vi chất ở trẻ, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn cụ thể.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… 

Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh – Những điều mẹ cần lưu ý

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh là việc cần làm nhưng nếu không đúng liều lượng và cách sử dụng dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để việc làm này mang lại hiệu quả tốt nhất cho con, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong nội dung dưới đây.

1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết thiếu D3

1.1. Công dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh

Vitamin D3 đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh vì:

– Tốt cho hệ xương: với khả năng thúc đẩy hấp thu canxi ở ruột non, D3 hỗ trợ cải thiện cơ bắp và tăng cường mật độ xương. Không những thế, D3 còn hỗ trợ tăng protein tạo xương giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn.

– Cải thiện miễn dịch: bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách và đầy đủ còn giúp hệ miễn dịch được tăng cường để trẻ được bảo vệ trước nhiều bệnh lý đường hô hấp, dị ứng,…

– Chuyển hóa hợp chất vô cơ, nhất là canxi và photpho.

– Tái hấp thụ canxi trong thận, góp phần chính vào quá trình canxi hóa sụn.

Vitamin D3 cần cho sự phát triển hệ miễn dịch và hệ xương của trẻ

Vitamin D3 cần cho sự phát triển hệ miễn dịch và hệ xương của trẻ

1.2. Nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 sẽ có dấu hiệu ngủ giật mình, rụng tóc vành khăn, vã mồ hôi trộm. Điều này hoàn toàn không đúng. Với trẻ sơ sinh, giật mình là phản xạ bình thường do não bộ chưa phát triển hoàn thiện còn hai dấu hiệu còn lại thường là do trẻ quá nóng, chà xát và cựa quậy nhiều vào gối nên rụng tóc.

Về cơ bản, không có bất cứ dấu hiệu nào chẩn đoán được trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3, muốn biết chính xác thì cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để xét nghiệm.

2. Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh vào khi nào, liều lượng ra sao?

2.1. Thời điểm bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã có khuyến cáo về việc dùng vitamin D chung chứ không khuyến cáo riêng với vitamin D3. Cha mẹ khi bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có thể tham khảo khuyến cáo này: mọi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ít nhất 400 IU/ ngày qua ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D3 từ ngay sau khi chào đời dù bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Việc làm này sẽ giúp trẻ có được nền tảng phát triển khỏe mạnh và sự chắc khỏe cho hệ cơ xương trong tương lai. Thời điểm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh tốt nhất là bữa sữa sáng vì D3 tan tốt trong sữa, giúp hấp thu dễ dàng và cũng tránh được tình trạng mẹ quên bổ sung cho con sau một ngày bận rộn.

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ sau khi trẻ chào đời đến hết 2 tuổi

Việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ cần kéo dài đến 2 tuổi. Thời gian sau đó, trẻ đã tham gia được nhiều các hoạt động ngoài trời hơn hay không có biểu hiện còi xương thì không cần bổ sung nữa.

2.2. Liều lượng bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ 0 – 1 tuổi thì liều lượng vitamin D giới hạn là 1.000 – 1.500 IU/ngày nhưng để an toàn thì tốt nhất nên cho trẻ dùng với liều 400 IU như đã được khuyến cáo.

Nếu bổ sung dư thừa vitamin cho trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

– Trẻ bị nôn trớ, bỏ bú.

– Bị tăng canxi huyết.

– Sỏi thận.

– Tổn thương tim mạch.

– Vôi hóa mạch máu.

– Không chịu chơi đùa, vận động, mệt mỏi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên cần dừng ngay việc bổ sung vitamin D3 để đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

3. Lưu ý khi chọn vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

Để việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần lưu tâm một số vấn đề:

– Ưu tiên chọn loại vitamin D3 dạng dễ hấp thu như dạng xịt, hoặc giọt

Đây là dạng bổ sung tiện lợi và dễ pha vào thức ăn hoặc nước uống của trẻ. Không những thế, dạng này còn giúp cha mẹ dễ bổ sung đúng liều lượng để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất ở trẻ.

– Lựa chọn sản phẩm sản xuất từ thương hiệu uy tín và đã được cấp giấy kiểm nghiệm

Thị trường hiện có nhiều loại vitamin D3 được bán rộng rãi nên cha mẹ sẽ choáng ngợp và khó lựa chọn. Bằng cách tin vào những thương hiệu uy tín, mẹ có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

Cha mẹ nên tìm hiểu để mua sản phẩm vitamin D3 từ nhà sản xuất uy tín

– Chú ý đến hạn sử dụng

Khi mua bất cứ sản phẩm vitamin D3 cho trẻ sơ sinh nào cha mẹ cũng cần đọc kỹ thông tin về hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm quá hạn dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mua sản phẩm bị sách, cũ, không rõ ràng về hạn dùng.

– Chọn mua sản phẩm không chứa chất tạo màu, không chất tạo ngọt và chất bảo quản

Do ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn thiện, nhất là gan và thận. Vì thế, dù bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh hay bất cứ sản phẩm gì cũng cần chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc tổn thương cho gan và thận.

– Một số vấn đề khác:

+ Nếu sử dụng vitamin D3 theo đơn kê của bác sĩ cần thực hiện đúng hướng dẫn.

+ Dùng dụng cụ chuyên biệt để đong liều lượng vitamin D3 chính xác, không đong liều lượng bằng thìa dùng để ăn.

+ Nên bổ sung chỉ vào một thời điểm trong ngày và duy trì đều đặn để tránh tình trạng quên liều.

+ Vitamin D3 liều cao có thể được chỉ định đối với một số trẻ nhất định để tránh nguy cơ thiếu hụt nhưng cần có hướng dẫn của bác sĩ.

+ Nếu trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hoàn toàn và sữa có lượng vitamin D3 đầy đủ thì trẻ có thể không cần bổ sung thêm.

Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D3 là tình trạng tương đối phổ biến một phần vì không phải mọi chuyên gia sức khỏe đều khuyên nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh một phần khác là vì cha mẹ chưa thấy được tầm quan trọng nên không bổ sung cho con.

Những công dụng mà vitamin D3 mang lại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ là không thể phủ nhận. Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng chú ý chọn được sản phẩm uy tín và bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng liều lượng được khuyến cáo.

Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ và những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Vitamin là những hoạt chất cần thiết tham gia vào mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể, là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não. Tuy nhiên, bố mẹ đã biết khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích sau đây.

Trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sống trong cơ thể được duy trì ổn định

Trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sống trong cơ thể được duy trì ổn định

1. Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ nhỏ

Cần dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ mà lựa chọn phương pháp bổ sung vitamin phù hợp. Nếu cơ thể trẻ phát triển bình thường, trẻ chỉ cần được ăn uống đầy đủ và tăng cường rau củ quả trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, bố mẹ cần chú ý bổ sung vitamin cho trẻ và cụ thể như sau: 

Khi trẻ mắc bệnh

Trong quá trình chăm sóc, để giúp trẻ nhanh khỏi chỉ bổ sung qua việc ăn uống thôi chưa chắc là đủ, thậm chí những triệu chứng do bệnh lý gây ra như đau bụng, trào ngược, nôn ói,… khiến bố mẹ khó có thể cho trẻ ăn. Vì vậy, việc bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ đủ sức chống lại những tác nhân gây hại.

Để xác định đúng loại vitamin và liều lượng bổ sung cần thiết, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và tham vấn ý kiến bác sĩ. Nếu chưa đến thăm khám và tư vấn bác sĩ được, bố mẹ có thể cho trẻ dùng các loại viên/dung dịch uống bổ sung không kê đơn sau khi đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

 Nếu bố mẹ biết rõ khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ và áp dụng đúng sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường mạnh mẽ

Nếu bố mẹ biết rõ khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ và áp dụng đúng sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường mạnh mẽ

Trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng có thể chất kém, hệ miễn dịch non yếu khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế, trẻ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng. Với trẻ chưa hoàn toàn cai sữa, mẹ có thể kết hợp những bữa ăn dặm giàu dinh dưỡng, chú trọng bổ sung các loại rau xanh và trái cây. Không nên cho bé ăn quá nhiều tinh bột dễ gây khó tiêu.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần theo dõi liên tục chỉ số cân nặng và chiều cao của bé qua mỗi tháng, để xem xét hiệu quả của chế độ bổ sung đã thật sự phát huy tác dụng chưa. Đồng thời, nên thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những vấn đề bất thường, kịp thời điều chỉnh và áp dụng hướng điều trị thích hợp nhất cho trẻ.

Một số trường hợp khác

Ngoài những trường hợp như trên, khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ? Những tình trạng như sau sẽ là điều khiến bố mẹ phải đặc biệt chú ý:

  • Trẻ biếng ăn trong thời gian dài.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ. 
  • Có tiền sử hoặc đang có vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa như: rối loạn hấp thu, viêm loét, mắc giun sán,…
  • Trẻ đang chuẩn bị hoặc sau khi tiêm vaccine.
  • Trẻ sau khi bị bệnh, chấn thương, phẫu thuật,… với mỗi trường hợp riêng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn cần hỏi kỹ bác sĩ điều trị để áp dụng phương pháp phù hợp cho trẻ. 

Trẻ chỉ cần bổ sung vitamin khi tình trạng sức khỏe gặp vấn đề bất thường

Trẻ cần bổ sung vitamin khi tình trạng sức khỏe gặp vấn đề bất thường

2. Những điều cần lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ

Bên cạnh việc nắm rõ khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý một vài điểm sau đây để giúp quá trình chăm sóc mang lại hiệu quả tốt đẹp:

Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng

Chế độ ăn của trẻ nhỏ cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm protein, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Vì cơ thể không có khả năng tự tổng hợp vitamin (trừ vitamin D tổng hợp từ ánh nắng mặt trời), nên bé luôn cần được bổ sung từ rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nguồn cung cấp này đảm bảo an toàn và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển của trẻ. 

Việc sử dụng vitamin bổ sung không thể thay thế việc cung cấp dinh dưỡng từ chế độ ăn mỗi ngày. Vì vậy, song song với việc cho trẻ dùng vitamin, phụ huynh cần duy trì chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất giúp cho sự phát triển của trẻ luôn trong trạng thái tốt nhất.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Các loại viên uống, dung dịch bổ sung vitamin luôn đi kèm theo hướng dẫn sử dụng, liều lượng dùng cho người lớn và dùng cho trẻ hoàn toàn khác nhau. Phụ huynh cần lưu ý và chỉ cho bé uống đủ mức cần thiết, không nên uống quá liều hoặc áp dụng mức liều của người lớn cho trẻ để tránh gây ngộ độc. 

Trước khi dùng viên uống bổ sung cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý phần chống chỉ định và cân nhắc tình trạng của trẻ có thích hợp dùng hay không. Một số chống chỉ định thường gặp như sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Vitamin A: trẻ đang dùng dầu Parafin không uống bổ sung vitamin A.
  • Vitamin D: không dùng cho trẻ mắc lao phổi đang tiến triển, tăng canxi máu
  • Vitamin B1: chống chỉ định dùng vitamin B1 đường tiêm truyền.
  • Vitamin B6: không sử dụng phối hợp với thuốc Levodopa.
  • Vitamin B12: không dùng cho bệnh nhân thiếu máu, mắc ung thư.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn non nớt trong những năm đầu đời. Nếu việc bổ sung dinh dưỡng không đảm bảo, các chức năng trong cơ thể không được duy trì hiệu quả hoạt động, tác động lớn đến sự phát triển của trẻ về sau. Vì vậy, bé cần được thăm khám sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần, giúp kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường luôn tiềm ẩn và có hướng xử trí thích hợp.

Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ bằng thuốc không quan trọng bằng việc những món ăn dinh dưỡng mỗi ngày

Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ bằng thuốc không quan trọng bằng việc những món ăn dinh dưỡng mỗi ngày.

Dù mẹ bổ sung vitamin cho con qua hình thức nào thì điều quan trọng là đảm bảo bổ sung đều đặn và đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tối ưu. Ba mẹ có thể inbox Upgro để được tư vấn về giải pháp và liệu trình bổ sung vitamin phù hợp cho bé nha.

Bổ sung vitamin cho bé theo tháng tuổi

Theo các chuyên gia, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, việc bổ sung vitamin cho bé cần được thực hiện đúng cách, cung cấp đúng dinh dưỡng, đúng giai đoạn.

1. Những loại vitamin cần thiết với trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, việc bổ sung dưỡng chất cho bé là vô cùng cần thiết bởi trong giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện. Có 2 dấu mốc phát triển chính mà cha mẹ chăm sóc con dưới 1 tuổi cần lưu ý, đó là 6 tháng đầu đời và từ 7 tháng tuổi trở lên. Tại mỗi thời điểm, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định nên cha mẹ nên chú ý để bổ sung vitamin cho bé hợp lý.

1.1. Bổ sung vitamin cho bé dưới 6 tháng tuổi

Trên thực tế cha mẹ không bắt buộc phải bổ sung vitamin cho bé dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân bởi trong giai đoạn này trẻ bú sữa mẹ là chủ yếu, nếu cần có thể kết hợp cho trẻ dùng thêm sữa công thức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ đã cung cấp gần như đầy đủ các dưỡng chất (bao gồm vitamin và khoáng chất) cần thiết cho sự phát triển của em bé.

Tuy nhiên riêng trẻ mới chào đời, hàm lượng vitamin K trong cơ thể còn thấp nên có thể sẽ cần bổ sung thêm cho bé bằng cách tiêm 1 mũi ngay sau khi chào đời để phòng chứng máu khó đông, giúp máu đông khi tổn thương và kiểm soát tình trạng chảy máu. Sau đó, trẻ sẽ không cần phải bổ sung thêm vitamin này nữa.

Ngoài ra, nếu cần cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm vitamin D cho bé thông qua dinh dưỡng hoặc ánh nắng mặt trời. Nếu được cung cấp đầy đủ vitamin D, hệ miễn dịch của bé sẽ được cải thiện, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ phát triển cơ xương khớp và răng chắc khỏe.

bổ sung vitamin cho bé theo tháng tuổi

Bổ sung vitamin cho bé theo tháng tuổi cần được thực hiện đúng cách

1.2. Bổ sung vitamin cho bé từ 6 tháng trở lên

Kể từ 6 tháng tuổi trở đi, nhiều em bé đã bắt đầu tập ăn dặm và thông qua thức ăn, cha mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé. Các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và D nên được ưu tiên để kích thích quá trình phát triển của trẻ.

Công dụng của một số nhóm vitamin đối với trẻ:

  • Vitamin A giúp phát triển sức khỏe thị lực của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh lý về mắt (suy giảm thị lực, mù lòa…);
  • Vitamin B giúp hệ thần kinh, các cơ bắp, cơ quan phát triển và hoạt động ổn định;
  • Vitamin C hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng đề kháng.

2. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho bé dưới 1 tuổi

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và bổ sung vitamin cho bé ở mức hợp lý, vừa đủ. Trên thực tế, nếu bổ sung vitamin quá liều có thể phản tác dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Không những không phát huy tác dụng mà còn gây ra những phản ứng bất thường như: buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc, chán ăn, mệt mỏi… Chính vì vậy việc xác định hàm lượng vitamin cần cung cấp cho trẻ nhỏ cần được theo dõi sát sao theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo phân tích ở trên, vitamin A chỉ nên bổ sung cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên với hàm lượng 100.000 IU trong giai đoạn này. Cha mẹ chỉ cần đưa bé đi uống vitamin A theo chương trình quốc gia là đã đủ cung cấp hàm lượng cần thiết.

Ngoài ra, khi lập kế hoạch bổ sung vitamin cho bé dưới 1 tuổi, các bậc cha mẹ nên chú ý tới hàm lượng và loại vitamin B nạp vào cơ thể trẻ. Trên thực tế có tới 8 loại vitamin B (B2 B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12) với công dụng và chỉ định khác nhau. Tùy vào sức khỏe và nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu và điều chỉnh hàm lượng phù hợp nhất.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, hàm lượng vitamin C nên cung cấp cho cơ thể lần lượt là 40mg và 50mg mỗi ngày. Ngoài ra cha mẹ cũng nên duy trì lượng vitamin D cho trẻ dưới 1 tuổi khoảng 400 IU/ngày. Những thông số trên đều là hàm lượng phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu của trẻ.

bổ sung vitamin cho bé theo tháng tuổi

3. Cách bổ sung vitamin cho bé

Các chuyên gia nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh bổ sung vitamin cho bé thông qua chế độ ăn giàu dinh dưỡng bởi đây là nguồn vitamin tự nhiên an toàn với cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi. Cách bổ sung cũng rất đơn giản, chỉ cần tăng cường những thực phẩm chứa nhiều vitamin vào bữa ăn dặm của trẻ, ví dụ như hoa quả, rau củ…

Tuy nhiên với những trẻ lớn hơn và gặp các vấn đề về biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp. 

Ba mẹ có thể đưa bé tới cơ sở y tế để khám dinh dưỡng, hiểu rõ về tình trạng của con và có giải pháp bổ sung phù hợp.