Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng phải chịu vô số hậu quả không thể cứu vãn
Khi trẻ biếng ăn, mẹ dễ thấy cân nặng sẽ chững lại, thậm chí bị nhẹ cân, còi cọc hơn so với bạn bè. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả hệ lụy của biếng ăn. Biếng ăn càng kéo dài thì cơ hội để phát triển toàn diện của con càng bị thu hẹp. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục, ảnh hưởng tới cả cuộc đời con. Vậy những hậu quả biếng ăn, suy dinh dưỡng gây ra là gì?
Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ không ăn đủ khẩu phần theo nhu cầu. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý, di truyền, tâm lý…
Khi biếng ăn, trẻ sẽ có một vài hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:
- Không ăn hết khẩu phần theo nhu cầu độ tuổi hoặc mỗi bữa kéo dài hơn 30 phút.
- Lượng thức ăn ít hơn 1/2 khẩu phần theo độ tuổi.
- Ngậm thức ăn rất lâu, không chịu nhai, nuốt.
- Kén ăn, không ăn đa dạng, chỉ ăn được rất ít loại thực phẩm.
- Không hợp tác, quấy khóc, chạy trốn hoặc buồn nôn khi ăn.
- Trong 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu đánh giá tình hình bệnh nhi đến khám hàng năm ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia (năm 2022), tỷ lệ trẻ biếng ăn lên tới 37%. Thực tế, con số này có thể cao hơn do nhiều trẻ biếng ăn vẫn chưa được kiểm tra, thăm khám tại cơ sở y tế.
Và có một nghịch lý là xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì tỷ lệ biếng ăn ở trẻ ngày càng gia tăng. Điều này đã trở thành mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội hiện nay.
Trẻ biếng ăn gây ra hệ lụy nghiêm trọng như thế nào?
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh (Bác sỹ em bé), biếng ăn kéo dài sẽ để lại vô số ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Đặc biệt, các ba mẹ cần chú ý 4 hậu quả sau đây:
Suy dinh dưỡng
Trong những năm đầu đời, trẻ cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cả về tầm vóc, sức đề kháng và trí não. Tuy nhiên, nếu biếng ăn kéo dài, cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu thì sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng.
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị kìm hãm về tăng trưởng. Trẻ thấp bé, nhẹ cân, gầy còm, đề kháng kém, dễ ốm bệnh; chậm phát triển, thể lực bị hạn chế. Thêm 1 ngày bị bệnh là con đang mất đi 1 ngày để khôn lớn.
Bà France Begin (Cố vấn dinh dưỡng cấp cao của UNICEF) nhấn mạnh: “Suy dinh dưỡng ở trẻ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần không thể phục hồi”. Đây là điều mà không ba mẹ nào mong muốn xảy ra. Vì khi con đã bị suy dinh dưỡng thì dù ba mẹ có cố gắng bù đắp lượng vi chất thiếu hụt như thế nào thì cũng khó có thể đạt được thể trạng tốt như trẻ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên.
Rối loạn tăng trưởng
Rối loạn tăng trưởng là một trong những hậu quả tất yếu khi trẻ biếng ăn diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, trẻ bị tước đi cơ hội tăng trưởng và phát triển một cách bất thường so với các bạn cùng độ tuổi.
Ba mẹ có thể thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ như:
- Thiếu máu do thiếu sắt, da nhợt nhạt, xanh xao, thiếu máu lên não ảnh hưởng tới trí tuệ.
- Khô mắt, khô giác mạc, nguy cơ bị mù lòa khi thiếu vitamin A.
- Ăn không ngon miệng, trao đổi chất kém, dễ cáu gắt vì không đủ vitamin B1.
- Trẻ bị còi xương, thấp lùn, khó ngủ do không được bổ sung đủ lượng vitamin D và canxi cần thiết…
- Vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, chậm phát triển thần kinh vận động là những biểu hiện hay gặp khi trẻ thiếu kẽm…
Suy giảm sức đề kháng
Các vi chất là “thức ăn” cần thiết để có miễn dịch khỏe. Khi không được cung cấp đủ các vi chất quan trọng như vitamin A, B, C, D, E, sắt, kẽm, selen,… hệ miễn dịch không được củng cố thường xuyên, dần yếu đi, sức đề kháng bị suy giảm
Khi đó, trẻ dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường ruột,… Thời gian ủ bệnh ngắn hơn, mức độ bị bệnh nặng hơn, tần suất cao hơn. Có trẻ ốm như cơm bữa, tái bệnh liên tục là vì vậy.
Chậm phát triển trí tuệ
Trẻ biếng ăn trong thời gian dài gây thiếu hụt một hoặc một vài chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ như: Protein, tinh bột, chất béo, omega 3, omega 6, DHA, sắt, taurine…
Khi trí não bị ảnh hưởng, trẻ sẽ khó tập trung, giảm khả năng tư duy, học tập, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Nguy hại nhất là trẻ chậm phát triển trí tuệ dẫn đến suy giảm trí thông minh, gây ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến quá trình học tập, sự nghiệp tương lai của trẻ.
Làm sao để trẻ hết biếng ăn?
Biếng ăn xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân. Bởi vậy, trước hết, ba mẹ cần kiểm tra xem trẻ bị biếng ăn có phải do nguyên nhân bệnh lý như: khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn ói, đau răng, viêm lợi, đau họng… Trong trường hợp này, trẻ cần được thăm khám để điều trị dứt bệnh. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng 4 cách trị biếng ăn ở trẻ sau đây:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống là con đường đơn giản và quen thuộc nhất để bổ sung vi chất cho con hàng ngày. Việc cần ưu tiên hàng đầu là cho con một chế độ ăn cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bước đầu sẽ rất khó khăn tuy nhiên ba mẹ cố gắng bình tĩnh và kiên trì cùng con, tránh thúc ép khiến tình trạng biếng ăn ngày càng tồi tệ hơn.
Hãy chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm, trình bày đẹp mắt hơn giúp con thêm hứng thú với đồ ăn. Ba mẹ nên để con tham gia vào bữa cơm của gia đình, ngồi ăn cùng con để trẻ thấy được mọi người đều yêu thích món ăn đó, an tâm hơn khi chấp nhận món ăn mới.
Để trẻ biết đói
Đôi khi trẻ biếng ăn do trong ngày đã ăn uống quá nhiều. Nào bánh, kẹo, bim bim, nước ngọt, trái cây, sữa… tới bữa bụng không còn khoảng trống để ăn cơm.
Lúc này, việc ba mẹ cần làm là thiết kế cho con một chế độ ăn khoa học hơn, khi nào ăn bữa chính, khi nào ăn bữa phụ, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng để con có thời gian tiêu hóa. Hãy hạn chế đồ ăn vặt vừa có hại cho sức khỏe, vừa khiến con chán ăn mẹ nhé.
Trẻ vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như phát triển thể chất, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tim, phổi, xương khớp. Bên cạnh đó, vận động còn giúp trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Trẻ được tiêu hao năng lượng khi vận động cũng là cách để con cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn.
Nếu con chưa có thói quen này, ba mẹ có thể bắt đầu các trò chơi vận động thể lực cùng con ngay tại nhà, hoặc đưa bé tới khu vui chơi, công viên cho bé thả ga vui chơi.
Xem thêm: Vì sao bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng
Bổ sung vi chất
Khi biếng ăn, trẻ dễ bị thiếu hụt vi chất và ngược lại, khi thiếu vi chất như B1, kẽm, lysine càng khiến ăn kém hơn. Các vi chất này đều có thể bổ sung qua thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, với trẻ biếng ăn, kén ăn, không chịu ăn rau quả hoặc hấp thu kém thì việc bổ sung vi chất sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vi chất là cần thiết với trẻ biếng ăn kéo dài. Đây là giải pháp giúp trẻ được bù đắp lượng vi chất thiếu hụt nhanh chóng để ba mẹ yên tâm cải thiện biếng ăn cho con. Và sản phẩm hiện nay đang được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao và nhiều mẹ tin dùng là multivitamin Upgro.
Chia sẻ về tác dụng của multivitamin Upgro, ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh cho biết: “Trong mỗi nhát xịt của Upgro có đủ 8 loại vitamin nhóm B, vitamin A, C, D, E với liều chuẩn dự phòng cho con. Điểm độc đáo của Upgro là chứa Coenzyme Q10 có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho nhận thức, tốt cho não bộ. Upgro giúp con chuyển hóa thức ăn tốt hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng đề kháng, hạn chế ốm đau”.
Thêm một điểm cộng nữa là Upgro rất an toàn cho trẻ nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm dùng cho con trong thời gian dài. Nuôi con là một hành trình đầy hạnh phúc kèm theo không ít áp lực, thách thức. Và trẻ biếng ăn sẽ là một thử thách dành cho ba mẹ cần vượt qua. Không thể chủ quan vì biếng ăn kéo dài sẽ để lại những hậu quả nặng nề về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ không thể hồi phục. Vì vậy, ba mẹ cần luôn hiểu con, tìm đúng nguyên nhân và giải pháp, bổ sung vi chất cho trẻ khi cần thiết để kịp thời bù đắp dinh dưỡng, tránh những hệ lụy khôn lường sau này.