Những điều mẹ chưa biết về hệ miễn dịch của bé

Mẹ cần cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ thời gian chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tuyệt đối không nên lạm dụng kháng sinh.

Hàng ngày, con người tiếp xúc và trao đổi liên tục với môi trường sống. Thức ăn, bầu không khí… chứa đầy các vi sinh vật. Trên cơ thể cũng tồn tại quần thể các loại vi sinh vật khác nhau, phân bố rải rác, song chỉ một số gây hại cho người.

Trong quá trình phát triển, cơ thể tự hình thành và hoàn thiện dần hệ miễn dịch (tế bào, mô…) chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tế bào lạ…). Khi chúng xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, tạo ra các kháng thể tấn công và tiêu diệt kẻ địch. Đây là “bức tường lửa” bảo vệ cơ thể, ngăn chặn và đẩy lùi các tác nhân gây hại, giúp trẻ tránh được bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.

polyad

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể chia thành 2 loại: tự nhiên và thích ứng. Trẻ thừa hưởng hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ ngay trong giai đoạn bào thai và sau này qua nguồn sữa bú. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ truyền sang con chỉ tồn tại trong vài tháng, sau đó giảm nhanh chóng. Tiếp tục bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể, thay thế lượng đã giảm.

Hệ miễn dịch thích ứng xuất hiện trong quá trình phát triển của bé. Khi cơ thể bị kích thích bởi các vi sinh vật lạ xâm nhập, hệ miễn dịch thích ứng sẽ “ghi nhớ”. Nếu chúng tấn công trở lại, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể đáp ứng mạnh hơn so với lần xâm nhập đầu tiên. Các nhà khoa học còn gọi đây là hệ miễn dịch đặc hiệu, bởi khả năng nhận diện, phân biệt sự khác nhau rất nhỏ và phản ứng lại với vi sinh vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Cả 2 hệ miễn dịch bổ sung cho nhau, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân có hại của môi trường. Tuy nhiên, chúng chưa hoàn thiện nên hiệu quả còn hạn chế. Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần trong năm. Trẻ đề kháng yếu như sinh non, thiếu cân, gầy yếu, cơ địa dị ứng … có thể viêm tai – mũi – họng 8-12 lần mỗi năm. Khi bị viêm nhiễm, hệ miễn dịch cần thời gian để chiến đấu với tác nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp sẽ khỏi sau 5-6 ngày hoặc một vài tuần nếu trẻ được chăm sóc tích cực.

Song trên thực tế, nhiều cha mẹ hoặc nhân viên y tế có thói quen lạm dụng kháng sinh khi trẻ ốm, khiến bé phải dùng thuốc trong trường hợp không cần thiết. Điều này không chỉ gây hại tới sức khỏe, mà còn tước đi cơ hội rèn luyện hệ miễn dịch của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng quá nhiều kháng sinh làm chậm phát triển hệ miễn dịch, khiến bé gặp tác dụng phụ của thuốc và sinh các bệnh tự miễn như hen suyễn, dị ứng, viêm đường ruột…

Cha mẹ nên giúp bé tăng cường sức khỏe toàn diện và bền vững để phòng tránh và vượt qua dễ dàng các bệnh nhiễm trùng. Trẻ cần củng cố sức đề kháng thường xuyên bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp như tiêm văcxin đầy đủ, tích cực vận động, bổ sung dinh dưỡng và các chất tăng cường miễn dịch như vitamin C, A, D, E, betaglucan…

Các bệnh thường gặp khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm

Hệ miễn dịch là phòng tuyến bảo vệ cơ thể con người, “hàng rào chắn” trước các tác nhân xâm nhập như virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, giúp trẻ tránh được các loại bệnh và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm

Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh tốt là nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai. Tuy nhiên, các kháng thể bắt đầu giảm mạnh trong 6 tháng tiếp theo. Trẻ cần được bú mẹ ngay và bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi, vì đây là nguồn cung cấp kháng thể thụ động để duy trì khả năng miễn dịch.

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể mẹ truyền sang trẻ đã giảm đi rất nhiều, lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, phải đến 3 – 4 tuổi thì hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Khoảng thời gian giao thoa giữa hai hệ thống miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động trong giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi chính là khoảng thời gian trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn như: Tiêu chảy, viêm đường hô hấp hay dị ứng.

Các bệnh thường gặp khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, khả năng đề kháng suy giảm là tác nhân chính khiến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

Khi hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ nhiễm những bệnh nào?

Viêm họng cấp

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, khả năng đề kháng suy giảm khiến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh gia tăng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

Một số bệnh mà trẻ dễ mắc phải khi hệ miễn dịch suy yếu

– Bệnh liên quan đến đường hô hấp

Bên cạnh sức đề kháng ở trẻ còn yếu, hệ hô hấp ở trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn, việc hít thở nhiều lần trong một phút sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Bệnh đường hô hấp khiến trẻ nhỏ dễ mắc là: Viêm họng cấp tính; viêm mũi, cảm cúm , viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp, biến chứng viêm phổi… Đối với những trẻ bị bệnh viêm phế quản, biến chứng viêm phổi, viêm họng cấp tính… nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Vi khuẩn được xem là nguyên nhân gây bệnh nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp

Thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng , tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi

Xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đờm nhớt ở đường hô hấp , một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ. Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Viêm VA

Gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ 2 tháng đến 2 tuổi. Trẻ chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Viêm mũi xoang cấp

Bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp, nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Trẻ ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều; nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu , đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Các bệnh thường gặp khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm

Nếu hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị bệnh vì thường xuyên tiếp xúc với các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

– Bệnh về đường tiêu hóa

Ở cơ thể trẻ (đặc biệt là trẻ nhỏ trong 5 năm đầu đời), đường ruột phát triển chưa hoàn chỉnh, hoạt tính Enzym còn yếu, hệ thống nội tiết, hệ tuần hoàn và chức năng của gan, thận vẫn chưa thành thục. Khi hệ miễn dịch suy giảm, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh phát triển.

Trẻ bị bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường. Gây ra tình trạng đau bụng và những thay đổi trong đại tiện. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ gặp bất tiện trong sinh hoạt. Do thay đổi trong vấn đề đi vệ sinh, trẻ thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa, do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện về cấu trúc. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Hậu quả là trẻ thường bị suy dinh dưỡng . Chậm phát triển thể chất và hệ miễn dịch kém phát triển.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là do đường ruột của trẻ đang bị nhiễm virus hoặc bị một số loại vi khuẩn tấn công.

Biểu hiện điển hình của bệnh tiêu chảy là trẻ đi đại tiện ít nhất 3 – 4 lần trong một ngày, phân khá lỏng và thường lẫn dịch nhầy. Kèm theo đó, một vài triệu chứng trẻ có thể đối mặt như đau bụng , cơ thể mất nước…

Trong đó, bệnh tiêu chảy tồn tại dưới hai dạng chính, đó là cấp tính và mạn tính, các bậc phụ huynh nên theo dõi cẩn thận. Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ mất nước cực kỳ nhanh chóng, nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, có thể đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của trẻ.

Bệnh kiết lỵ

Chủ yếu do ký sinh trùng Amibe và trực khuẩn Shigella gây ra, người bị kiết lỵ đi tiêu ra phân rất ít, nhưng có kèm theo đờm và máu, cùng với triệu chứng sốt, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu, cứ thế trẻ em lả dần, vật vã, hôn mê rồi tử vong.

Nguy cơ chủ yếu của bệnh kiết lỵ là trở thành mạn tính, kéo dài. Ngoài ra, ký sinh trùng Amibe có thể xâm nhập vào gan gây áp-xe gan. Loại Shigella hay gây kiết lỵ ở trẻ em, loại này không gây mạn tính, không gây áp-xe gan, nhưng khi biến chứng có thể gây tử vong trong 24 giờ.

Để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ nên giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể: Dùng nước đun sôi để nguội, khi uống nước giải khát nên dùng các loại đã qua xử lý tiệt trùng đóng kín trong lon hoặc chai, không nên cho trẻ uống các loại nước vỉa hè bụi bặm. Thức ăn đã nấu chín không để quá 2 giờ. Tất cả thức ăn khi chưa dùng đều phải đậy kỹ và bảo quản ở nhiệt độ an toàn, tránh ôi thiu. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đại tiện.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu và giàu dinh dưỡng, có sức đề kháng tốt nhất, có khả năng chống chọi với bệnh tật.

Tóm lại: Trẻ em nếu hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị bệnh, vì thường xuyên tiếp xúc với các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cho trẻ có sự bảo vệ tự nhiên để chống lại mọi bệnh tật. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu và giàu dinh dưỡng , có sức đề kháng tốt nhất, có khả năng chống chọi với bệnh tật.

Ngoài ra, cần thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ với xà phòng trước khi ăn, khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh… Giữ cho nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, luôn cho trẻ ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, chọn thức ăn trẻ thích và chia nhỏ các bữa ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích cho uống nước cam, nước chanh tươi, chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ còn bù một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết trong cơ thể. Nên tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ, phòng tránh các bệnh liên quan.

Khi trẻ có các biểu hiện như ho, khò khè, sốt, nôn ói , chảy máu mũi, bú kém… cần đưa đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khoảng trống miễn dịch và “thời điểm vàng” để bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ

Sữa mẹ rất giàu các kháng thể, đặc biệt trong sữa non và những tháng đầu sau sinh. Khi mẹ cai sữa cho con, trẻ không còn nhận được nguồn kháng thể từ mẹ và hệ miễn dịch tự thân của trẻ vẫn đang trong giai đoạn học hỏi để hoàn thiện.

Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được hỗ trợ gia tăng sức mạnh, cũng như nhanh chóng hoàn thiện. Trẻ khỏe mạnh, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp quá trình tăng trưởng và phát triển tốt. Nếu như được bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ, bé sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Tăng cường giai đoạn khoảng trống miễn dịch

Không phải tự nhiên sữa mẹ được ví như những “giọt ngọc”. Thông qua nguồn sữa, cơ thể người mẹ dành cho con những gì tinh túy nhất. Sữa không chỉ cung cấp dưỡng chất, đó còn là cả một “đội quân” kháng thể của mẹ truyền cho con. Đội quân ấy bao gồm kháng thể IGG, IgA và các yếu tố diệt khuẩn bạch cầu, protein bổ thể, lysozym và lactoferrin…

Các kháng thể trong sữa mẹ sẽ tạo thành “hàng rào tự nhiên” giúp cơ thể của trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh. Đây là điều kỳ diệu của tạo hóa giúp người mẹ bảo vệ con khi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm thích hợp để trẻ làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Đó cũng là cơ hội cho hệ miễn dịch tiêu hóa của trẻ học hỏi và làm quen với các tác nhân mới. Bên cạnh đó, 6 tháng cũng là thời điểm mẹ phải quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Do đó việc cho con bú ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dù bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể của bé nhưng giai đoạn này, sữa mẹ vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể non nớt của trẻ. Sữa mẹ tiếp tục giúp con “gia cố” hàng rào bảo vệ trước những dị nguyên, yếu tố gây bệnh.


Khi trẻ cai sữa sẽ phải đối mặt với nhiều nguyên nhân gây bệnh nếu không được bổ sung đề kháng kịp thời và đúng cách (Ảnh minh họa)

Vì nhiều nguyên nhân, phần lớn trẻ được cai sữa khi được 1 tuổi, hoặc thậm chí sớm hơn trước đó. Lúc này, hệ miễn dịch tự thân của trẻ phải chủ động do không được “trợ cấp” nguồn kháng thể dồi dào và tuyệt vời từ mẹ. Kháng thể từ mẹ truyền qua không còn, hệ miễn dịch tự thân đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do đó giai đoạn này ở trẻ còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Đây chính là khe hở khiến cơ thể của trẻ dễ bị tấn công bởi các kháng nguyên như vi khuẩn, virus, dị nguyên…

Mất một thời gian khá dài, khi trẻ lên 3 – 4 tuổi thì cơ thể trẻ mới tự sản xuất được các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế, việc bổ sung đều đặn các vitamin, dưỡng chất hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều này giúp hệ thống miễn dịch của trẻ được củng cố, nhanh chóng hoàn thiện lấp đầy khoảng trống miễn dịch. Như vậy trẻ mới khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể lực và thông minh hơn, ít đau ốm bệnh tật.

Sai lầm của cha mẹ sau cai sữa khiến con chậm lớn, hay bệnh

Sau khi bị “cắt viện trợ” là nguồn kháng thể từ sữa mẹ, cơ thể trẻ phải vừa tự lực chống chọi lại những tác nhân gây hại, đồng thời đòi hỏi nguồn dinh dưỡng đáp ứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của cơ thể. Do đó cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề, nhu cầu của trẻ để hỗ trợ con kịp thời và đúng cách.

Tuy nhiên, thông qua công việc thăm khám cho trẻ của các bác sĩ Nhi khoa, cho thấy không ít hành động sai lầm của cha mẹ khiến trẻ chậm lớn, còi cọc.

Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm. Trẻ làm quen dần với các dạng thức ăn mới song song với việc tiếp tục bú mẹ trong giai đoạn chuyển tiếp. Không ngừng sữa mẹ đột ngột và chuyển ngay sang chế độ dinh dưỡng mới hoàn toàn.

Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chứ chưa quan tâm bổ sung các chất như thế nào, bao nhiêu là cân đối. Chính vì thế, có những dưỡng chất trẻ rất đủ mà có những yếu tố lại thiếu trầm trọng. Việc mất cân bằng này ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển của trẻ.

Cuộc sống bận rộn nên cách chăm con của không ít bà mẹ cũng… chớp nhoáng theo. Thay vì tự nấu cho con những món ăn phù hợp, nhiều cha mẹ “chiều” con bằng những món ăn nhanh, đồ ăn vặt… để trừ bữa. Muối, chất béo xấu làm tăng triglyceride và cholesterol LDL… không những khiến trẻ không dung nạp đủ các dưỡng chất cần thiết mà còn khiến trẻ bị thể trạng béo phì.

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch đúng cách cho trẻ?

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và theo đúng lịch tiêm chủng của Bộ Y tế là yêu cầu bắt buộc để trẻ có được những kháng thể cần thiết, tránh nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm.


Dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết chính là chìa khóa để bổ sung sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn miễn dịch bị thiếu hụt (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày cũng là cách xây dựng cho trẻ một hàng rào miễn dịch tự thân. Một chế độ ăn hợp lý cần cân đối các nhóm chất: Đạm-tinh bột/đường-béo-vitamin và khoáng chất. Chất đạm có thể bổ sung bằng cách thông qua thực phẩm từ sữa, cá, thịt, các loại đậu đỗ và trứng.

Bên cạnh đó, việc tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cũng vô cùng quan trọng. Có đến 90 loại vi chất khác nhau cần trong sự phát triển của trẻ, cũng như hỗ trợ hoàn thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ. Đó là vitamin: A, D, C và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen, canxi, magie… Giai đoạn này, trẻ cần lượng vitamin A khoảng 400mcg/ngày. Nhu cầu về vitamin D tối thiểu là 600 IU/ngày, khoảng 1.000 IU/ngày. Trong khi đó nhu cầu vitamin C của trẻ dưới từ 1-6 tuổi là 30mg/ngày.

Sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành protein, tạo sự miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7mg/ngày. Có thể bổ sung sắt cho trẻ thông qua: Thịt (đặc biệt là thịt đỏ), gan động vật (không nên ăn quá nhiều để tránh bị dư vitamin A), trái cây sấy khô, ngũ cốc, đậu nành, các loại rau màu xanh.

Kẽm giúp vận chuyển calci vào não, thiếu kẽm sự vận chuyển ấy bị trở ngại, dễ sinh ra cáu gắt. Kẽm còn góp phần điều hòa các chức năng hệ nội tiết. Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng, insulin, thymulin… cùng với vitamin A, E, B6… làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12…) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Mỗi một loại vitamin đóng một vai trò khác nhau nhưng chúng đều tham gia hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể và giúp “phân luồng” tâm lý cho trẻ, chống lại những tâm trạng tiêu cực. Nhu cầu vitamin B1 đáp ứng cho cơ thể giai đoạn sau cai sữa phải đạt 0,40mg/1.000kcal, vitamin B2 đạt 0,5 mg…

Natri i-odid (I-ốt) cũng là dưỡng chất không thể thiếu trong sự phát triển đầu đời của trẻ. Trẻ em thiếu I-ốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động và phát triển của cơ thể. Ví dụ như khiến trẻ chậm lớn, nói ngọng, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg/ngày.

Ngoài ra, cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ, cách tốt nhất là cung cấp từ thức ăn cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều hấp thụ tốt hoặc sẽ ăn uống Được đủ lượng cần theo khuyến cáo. Hoặc cha mẹ quá bận bịu nên chưa đảm bảo được thực đơn bữa ăn của trẻ theo tiêu chuẩn. Đó cũng các nguyên nhân khiến trẻ thiếu một số vi chất, ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch.

Trường hợp này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch. Đó là những sản phẩm có chứa vitamin A, C, D, kẽm, sắt, selen…

Khoảng trống miễn dịch ở trẻ 6 tháng – 3 tuổi

Trong giai đoạn từ ăn dặm cho đến khi được 3 tuổi trẻ rất dễ bị ốm với tần suất dày khiến nhiều bố mẹ phải đau đầu, lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bé đang trải qua giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Vậy khoảng trống miễn dịch là gì và cha mẹ phải làm thế nào để bảo vệ và “lấp đầy” khoảng trống đó ở trẻ?

1. Tìm hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ

Khoảng trống miễn dịch có lẽ là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều bố mẹ, tuy nhiên đây lại giai đoạn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Khi chào đời, trong cơ thể trẻ đã tồn tại sẵn các kháng thể IgG từ mẹ truyền qua cho con trong quá trình mang thai. Sau đó, các bé vẫn tiếp tục nhận được các kháng thể này qua sữa mẹ theo cơ chế tiếp nhận miễn dịch tự nhiên thụ động, giúp bảo vệ trẻ tránh được các bệnh nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời.

Tuy nhiên, kháng thể IgG sẽ bắt đầu giảm rất nhanh sau 6 tháng. Từ 6 tháng tuổi trở đi cũng là độ tuổi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Thời gian bú mẹ và kháng thể trong sữa mẹ đều suy giảm trong khi đó phải qua 3 tuổi thì hệ thống miễn dịch chủ động của trẻ mới hoàn thiện, có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Như vậy trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi cho đến khi trẻ được 3 tuổi là giai đoạn hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu tạo thành “giai đoạn khoảng trống miễn dịch”.

Hệ miễn dịch trẻ nhỏ

Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, trẻ có thể gặp vài rắc rối với sức khỏe.

2. Những vấn đề sức khỏe trẻ hay gặp trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi

Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, trẻ có thể gặp vài rắc rối với sức khỏe.

  • Thứ nhất: Khi ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, miễn dịch thụ động từ mẹ chuyển sang bé đã giảm sút mà bản thân trẻ lại chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch chủ động để tự bảo vệ cho mình. Do đó trong độ tuổi này, trẻ trở nên rất nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài, dẫn đến việc thường xuyên mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, hoặc dị ứng …
  • Thứ hai: Bên cạnh sự suy giảm sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này, là sự gia tăng tiếp xúc môi trường bên ngoài (trẻ bắt đầu biết lẫy, bò, biết đi… khám phá thế giới bằng tất cả các giác quan…). Đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể trẻ dẫn đến các bé rất dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, bé có thể gặp phải tình trạng hệ miễn dịch suy giảm, hệ tiêu hóa kém hấp thu, thấp còi và kém phát triển trí não.

Trên thực tế, việc giúp trẻ trải qua “khoảng trống miễn dịch” sẽ rất đơn giản, chỉ cần mẹ hiểu đúng, đủ về giai đoạn này và xây dựng cho trẻ những thói quen bảo vệ sức khỏe. Sau đây, chúng tôi mang đến cho các mẹ bỉm sữa một vài giải pháp hữu ích:

  • Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất đầy đủ để bé phát triển mà còn là nguồn cung cấp kháng thể dồi dào, bao gồm kháng thể IgG(i giê giê), IgA(i giê A),… tạo thành hàng rào tự nhiên giúp trẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Kể cả khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì cho bé dùng sữa mẹ, đừng vì công việc bận rộn mà bắt trẻ cai sữa quá sớm.
  • Trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có sự tiếp xúc, khám phá với thế giới bên ngoài. Vì vậy việc giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, không ô nhiễm, không khói thuốc lá,… cũng là việc rất quan trọng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho các bé để tránh nguy cơ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng hợp lý là cách xây dựng cho trẻ một hàng rào miễn dịch tự thân, chế độ ăn dặm của trẻ là tối ưu khi cân đối được các nhóm chất: chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các vi chất và vitamin như: A, D, C, kẽm, sắt, selen, canxi,… đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện. Các mẹ nên lưu ý bổ sung các vi chất này trong bữa ăn hàng ngày của bé.

Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất là từ thức ăn, tuy nhiên không phải tất cả bé đều hấp thụ tốt và đủ lượng cần theo khuyến cáo, khi đó cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin A, C, D, kẽm, sắt, selen… để giúp con ăn ngon, tăng cường sức đề kháng.

Cho dù bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua thực phẩm hay thực phẩm chức năng cha mẹ đều cần bình tĩnh và kiên trì. Đặc biệt khi sử dụng dùng thực phẩm chức năng nên có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng, không cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại sản phẩm khác nhau.

7 loại thực phẩm “vàng” tăng sức đề kháng cho trẻ

Những thực phẩm bé ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ. Vì thế, nếu bạn muốn con tránh các bệnh cảm, cúm, ốm vặt để phát triển, lớn lên khỏe mạnh thì hãy bổ sung ngay những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ vào khẩu phần ăn.

Thịt nạc

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà là những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất. Thịt nạc chứa nhiều protein – thành phần quan trọng giúp duy trì, tăng cường sức khỏe cho bé. Thêm vào đó, chất kẽm trong thịt nạc còn có tác dụng hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chống nhiễm trùng hiệu quả.


Mẹ nên bổ sung thịt nạc vào bữa ăn của bé để giúp tăng sức đề kháng với bệnh tật

Thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung thực phẩm chứa kẽm vào chế độ ăn của bé không chỉ giúp đảm bảo cung cấp chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh do vi rút như cảm cúm, cảm lạnh. Vì thế, hãy bổ sung ngay những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ có chứa kẽm như tôm, cua, sò, ngao, cá thu, cá mòi, thịt bò, gan động vật, hạt bí đỏ, các loại ngũ cốc.

Rau màu xanh đậm

Muốn con khỏe mạnh, ít ốm vặt, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau có màu xanh đậm là thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền, rau cải, rau ngót… giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, giúp bé phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường khả năng phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Trái cây họ cam, rau củ giàu vitamin A, C

Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé các loại rau củ quả giàu vitamin A, C vì đây là thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, giúp tăng khả năng phòng bệnh truyền nhiễm, cúm, cảm lạnh. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, bưởi; vitamin A có trong rau củ màu đỏ, màu vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, khoai tây. Mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn bã và biến tấu thành nhiều món khác nhau để bé thấy thích thú, ăn ngon miệng.

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E vừa giúp tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút gây ra vừa có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Thường xuyên ăn khoai lang còn giúp nhuận tràng, tránh táo bón cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn các món ăn chế biến từ khoai lang như canh khoai lang, chè khoai lang, khoai lang nấu cháo thịt, khoai lang luộc… giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.


Khoai lang là thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ rất tốt

Thực phẩm chứa axit Omega 3

Đây cũng là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả. Quả óc chó, cá biển, dầu cá chứa axit béo Omega 3 – dưỡng chất giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển thể lực tốt. Mẹ có thể trộn quả óc chó vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ cho bé, tập cho con làm quen với những món ăn chế biến từ cá ngay từ khi còn nhỏ để được bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3.

Sữa chua

Mẹ muốn con khỏe mạnh thì đừng bỏ qua thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ đó là sữa chua. Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là Probiotics, vi khuẩn có lợi này khi vào đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thêm vào đó, chúng còn giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm họng, nhiễm trùng tai. Mẹ nên cho bé ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày, nên ăn sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để có hiệu quả tốt nhất và có thể trộn cùng trái cây để tăng độ thơm ngon, thay đổi khẩu vị cho bé.

Có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tăng từ 70 – 80% sức đề kháng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Chính vì vậy, mẹ hãy chăm sóc hệ tiêu hóa cho con thật tốt ngay từ bây giờ, giúp bé luôn vui khỏe mỗi ngày và thành công sau này.

Các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ 

Vitamin là dưỡng chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, chuyển hóa năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ vitamin giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, giảm tình trạng ốm vặt và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. 

Tìm hiểu về các loại vitamin tăng sức đề kháng

Các loại vitamin có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ chủ yếu là: vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin D, E, A. Dưới đây là công dụng và nguồn bổ sung các loại vitamin này.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể hiệu quả nhờ khả năng kích thích quá trình chuyển hóa tế bào lympho T và tăng hoạt tính tế bào bạch cầu. Nhờ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tình trạng ốm vặt ở trẻ. Bố mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại thực phẩm như:

  • Các loại rau củ: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông,…
  • Trái cây có múi, quả mọng: bưởi, cam,  kiwi, dâu tây, việt quất, cà chua, thanh long, chuối, ổi,…

Vitamin C có nhiều trong trái cây có múi, quả mọng và rau củ

Các loại vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B gồm vitamin B1, B6 (pyridoxin), B9 (folate) có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tổng hợp tế bào. Chức năng này có ý nghĩa đặc biệt, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Vitamin nhóm B có thể được bổ sung từ các nguồn thực phẩm như: ngũ cốc, các loại hạt, cám gạo, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, đậu gà và rau xanh,…

Bố mẹ có thể bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ từ các loại thực phẩm như: ngũ cốc, cá hồi, thịt gà, các loại đậu,… 

Vitamin E

Vitamin E được xem là chất chống oxy hóa, có tác dụng chống nhiễm trùng, bảo vệ tế bào và tăng miễn dịch. Đây còn là dưỡng chất có tác dụng làm đẹp da, trẻ hóa cơ thể. Do đó, mẹ nên bổ sung vitamin E để tăng sức đề kháng cho trẻ qua các loại thực phẩm như: giá đỗ, quả bơ, đậu, mầm lúa mạch, măng tây, dầu ăn, các loại rau màu xanh đậm,…

Thực phẩm giàu vitamin E gồm: giá đỗ, quả bơ, khoai lang, các loại hạt, rau màu xanh đậm,..

Vitamin A

Vitamin A có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng, mầm bệnh. Đây còn là dưỡng chất cần thiết cho mắt, thị lực và quá trình phát triển xương, cơ quan sinh sản. Trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin A sẽ có nền tảng sức khỏe tốt và giảm 23% nguy cơ tử vong.

Thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ có thể tăng cường bổ sung cho trẻ như:

  • Trứng, gan động vật, nấm,…
  • Các loại quả màu đỏ, vàng: cà rốt, bí đỏ, quả gấc, đu đủ,…
  • Các loại rau, củ màu đậm như: rau ngót, rau đay, mồng tơi, củ dền,…

Cung cấp vitamin A cho trẻ bằng cách bổ sung các loại quả màu đỏ, vàng, rau màu xanh đậm vào chế độ ăn hàng ngày

Vitamin D

Vitamin D có vai trò tham gia vào quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh. Chính vì thế, mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D để trẻ phát triển toàn diện, có xương chắc khỏe và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin D được tổng hợp chủ yếu qua ánh nắng mặt trời (80 – 90%) và qua chế độ ăn uống (chiếm 10 – 20%).

Theo đó, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: trứng, nấm, sữa, gan cá, hải sản,… kết hợp tắm nắng cho trẻ từ 15 – 30 phút mỗi ngày.

Chế độ ăn cân bằng, đủ chất kết hợp tắm nắng thường xuyên giúp bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên cho trẻ

Các nguồn bổ sung vitamin an toàn cho trẻ

Các loại vitamin tăng sức đề kháng chủ yếu được bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày và thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Bổ sung vitamin cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày

Cung cấp vitamin qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách an toàn, hiệu quả nhất mà bố mẹ nên áp dụng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể, bố mẹ nên xây dựng chế độ ăn cân bằng, đa dạng nhóm chất (protein, tinh bột, vitamin, khoáng chất) và chú ý bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ. Điều này giúp bữa ăn của trẻ hấp dẫn và có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.

Thực phẩm tươi sạch là nguồn cung cấp vitamin an toàn, tự nhiên và hiệu quả nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ

Cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng

Trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng biếng ăn, lười ăn rau củ. Do đó, các sản phẩm bổ sung vitamin là giải pháp hiệu quả giúp bù đắp sự thiếu hụt trong chế độ ăn hàng ngày.

Multivitamin Upgro được nhập khẩu từ châu Âu sẽ là sự lựa chọn phù hợp để mẹ kết hợp cùng các bữa ăn hàng ngày cho bé. Upgro giúp mẹ lấp đầy các khoảng trống vitamin mà bữa ăn hàng ngày không đủ cung cấp cho bé, hoặc do tình trạng ăn lệch, ăn chọn món, bé biếng ăn.

Với 12 vitamin thiết yếu bao gồm vitamin nhóm B, vitamin A, C, D, E, bé được cung cấp đủ các vitamin tham gia vào quá trình phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của con. Công thức “siêu phẩm” của Upgro được bổ sung Coenzym Q10 mang tới tác động toàn diện, giúp bổ sung năng lượng tế bào, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thu tốt, ăn ngon miệng hơn.

Ngoài chế độ ăn, cơ thể trẻ có thể hấp thu vitamin tăng sức đề kháng qua các sản phẩm bổ sung

Vitamin là chất cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bé. Mẹ hãy bổ sung vitamin cho bé định kỳ và đừng để con thiếu bất cứ vi chất nào mẹ nhé.

5 CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ CHA MẸ NÊN BIẾT

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài do sức đề kháng yếu và gây ra bệnh lý. Tăng sức đề kháng cho bé là việc làm cần thiết đối với các bậc phụ huynh nhằm giúp con có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức để chống lại những mầm bệnh gây hại. Nếu các bậc cha mẹ chưa biết làm cách nào thì hãy bỏ túi ngay 5 cách đơn giản giúp bé tăng sức đề kháng qua bài viết dưới đây. 

1. Vì sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé? 

Hệ miễn dịch là “tấm áo giáp” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch rất yếu do chưa phát triển đầy đủ và toàn diện. Những nguồn cung cấp kháng thể thụ động và mang tính tạm thời ở giai đoạn đầu đời của trẻ là:

  • Trẻ có thể an toàn trong quá trình sinh nở là do ở 3 tháng cuối thai kỳ, các kháng thể cần thiết từ cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi.
  • Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp bé có một hệ miễn dịch tốt, đặc biệt là sữa non với lượng lớn các kháng thể mạnh mẽ giúp bé chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả. 

Theo thời gian, nguồn kháng thể này giảm dần từ vài tuần đến vài tháng. Khi đó, các tác nhân gây nhiễm trùng sẽ xâm nhập, tấn công cơ thể bé dẫn đến bệnh. Biểu hiện của trẻ khi sức đề kháng giảm sút mà cha mẹ cần lưu ý là thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, thích ăn đồ ngọt, tiêu hóa kém, tiêu chảy, phân sống, mất nước, dễ mệt mỏi, không có năng lượng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất,… 

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng cho trẻ giai đoạn 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng cho trẻ giai đoạn 6 tháng đầu

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức phát triển của bé, suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm,… Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chú ý chủ động tăng cường sức đề kháng cho bé. 

2. Cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản 

Bất kể thời điểm nào, cơ thể non nớt của trẻ cũng có thể bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất là khi giao mùa, các mầm bệnh như virus, vi khuẩn,… phát triển mạnh do sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Để hạn chế những ảnh hưởng của các yếu tố gây bệnh, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo 5 cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản như sau: 

Chế độ dinh dưỡng 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ chất rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đồng thời cũng là cách để giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và có thể kéo dài trong khoảng 2 năm. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để giúp trẻ tăng sức đề kháng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để giúp trẻ tăng sức đề kháng

Khi trẻ đã biết ăn hay có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm, các mẹ cần chú ý đảm bảo cân đối khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Lipid, tinh bột, protein, Vitamin và chất khoáng, không sử dụng quá nhiều gia vị, không quá mặn hay quá ngọt. 

Cho trẻ uống đủ nước 

Không phải mẹ nào cũng biết việc cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ đang bú, nhất là dưới 6 tháng thì có thể bổ sung nước thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm trở đi thì cần cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng tuyệt đối không được sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt.

Tiêm ngừa đầy đủ 

Mẹ trong quá trình mang thai cần tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đồng thời, trẻ khi được sinh ra cũng sẽ được hướng dẫn tiêm vắc xin ở những thời điểm thích hợp. Các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ như viêm gan siêu vi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não,… và đúng thời gian để đảm bảo cơ thể bé có thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. 

Tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch của trẻ trước mầm bệnh

Tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch của trẻ trước mầm bệnh

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não, đồng thời hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý: 

  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ cho trẻ. 
  • Vào buổi chiều nên cho trẻ bú nhiều hơn để đảm bảo đêm ngủ không bị thức giấc do đói nhưng không nên cho bú quá no trước khi trẻ ngủ. 

Vận động thường xuyên 

Cần phải cho trẻ vận động thường xuyên ở bất kỳ giai đoạn nào nhằm giúp con phát triển thể chất và tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ bắt đầu biết đi, cha mẹ nên cho trẻ vui chơi thoải mái với các môn thể phù hợp. Tuy nhiên, trước khi ngủ tránh cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến giấc ngủ không sâu, dễ giật mình hay thức giấc. 

Nhiều phụ huynh còn tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng để bổ sung cho trẻ nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên ốm đau lặt vặt. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong trường hợp có sự kiểm tra và chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ bổ sung men vi sinh để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột. 

Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các bậc phụ huynh cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để chống lại các tác nhân nhiễm trùng gây hại cho cơ thể. Những cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên không chỉ hỗ trợ vai trò của hệ miễn dịch mà còn đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ cho trẻ.